Đề bài
I. Phần trắc nghiệm : Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:
A. Thạch Sanh.
B. Sự tích Hồ Gươm.
C. Thánh Gióng.
D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:
A. Miêu tả. B. Tự sự.
C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:
A. Bốn từ đơn. B. Năm từ đơn.
C. Sáu từ đơn. D. Bảy từ đơn.
Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:
A. Đẹp đẽ. B. Xinh xắn.
C. Vuông vức. D. Ô-sin.
Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm
A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.
D. Cả A, B, C
Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:
A. Một từ ghép. B. Hai từ ghép.
C. Ba từ ghép. D. Bốn từ ghép.
Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:
A. Truyền thuyết. B. Thần thoại.
C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn.
Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:
A. Miêu tả sự việc.
B. Kể về người và sự việc.
C. Tả người và tả vật.
D. Thuyết minh về sự vật.
II. Phần tự luận
Câu 1. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.
a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?
b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi
Câu 3. Hãy kể về người bạn thân của em.