Câu 1:
a. Ý nghĩa của chi tiết trên
- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,
- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,
- Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời).
- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.
b.
Ví dụ: chi tiết cây đàn thần.
Vì:
- Cây đàn giúp công chúa khỏi bệnh
- Tiếng đàn của tình yêu
- Tiếng đàn công lý và long yêu chuộng hòa bình
-…
Câu 2:
a. Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính.
Khác nhau:
- Nếu truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể thì truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
b. Bài học: khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo.
Câu 3:
a. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
b.
- Mưa: một cơn mưa
- Ngôi nhà: những ngôi nhà
c.
- Mưa: Một cơn mưa rào từ đâu kéo đến.
- Ngôi nhà: Những ngôi nhà thật xinh xắn, đáng yêu.
Câu 4:
Học tập là con đường ngắn nhất giúp chúng ta đạt được thành công nhanh chóng. Có muôn ngàn (lượng từ) các khác nhau để học, nhưng bạn đã tìm ra cách học thực sự hiểu quả chưa? Thứ nhất, cần phải xác định được mục đích, phương hướng học tập đúng đắn. Thứ hai, cần phải có phương pháp học tập hiệu quả: lắng nghe cô giáo giảng bài, ghi chép, tạo sơ đồ tư duy và làm bài tập để rèn luyện kĩ năng. Thứ ba, không ngại khó khăn, không chùn bước mỗi khi gặp bài khó, tích cực, chủ động để nâng cao năng lực của bản thân. Chỉ khi hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy, ta mới có kết quả học tập cao.
Câu 5:
a. Mở bài
Giới thiệu chung về nhân vật tôi (mùa xuân) và sự việc (câu chuyện củamùa xuân quê hương về thiên nhiên và con nguời mỗi dịp tết dến xuânvề.)
b. Thân bài
Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân
+ Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời.
- Mỗi khi mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trờitrong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chútbuồn từ mùa đông còn vương lại.
-Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạtmầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màurực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận đượccái ngào ngạt của hương xuân...
+ Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của conngười.
- Cứ mỗi dịp Tết đến, tôi lại rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết baoniềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp saumột năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
- Tôi còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòngngười, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn conngười trong sáng hơn, ấm áp hơn.
- Tôi thật hạnh phúc vì mình đã góp phần đem đến cho con người sự noấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất.
- Tôi còn biết gieo vào lòng người những mơ ước về một tương lai tươisáng, về một ngày mai tốt đẹp
c. Kết bài
- Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnhhằng, quy luật tuần hoàn của trời đất.
- Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người.