Phần I:
Câu 1:
a.
- Tác phẩm: Thạch Sanh
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
b. Cụm danh từ: hai mẹ con Lý Thông
c.
- Phẩm chất: nhân hậu, hiền lành.
- Mơ ước: Những kẻ độc ác, chuyên đi hại người khác sẽ nhận quả báo. Niềm tin và mơ ước về công lý và công bằng trong xã hội.
Câu 2:
a.
- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Hai truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
b.
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống.
- Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên chúng ta:
+ Học tập không ngừng để mở rộng tầm hiểu biết
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo
+ Phải luôn biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng
+ …
Phần II:
Đề 1:
I. Mở bài: giới thiệu về người bạn thân của em
II. Thân bài: kể về một người bạn thân của em
- Kể về ngoại hình của bạn
- Kể về tính cách của bạn
- Kể về hành động của bạn
- Kỉ niệm đẹp đẽ, sâu sắc giữa hai người
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân của em
Đề 2:
I. Mở bài
Nguyên nhân khiến em phải biến thành con vật.
II. Thân bài
Bài văn cần đảm bảo được các ý sau :
- Em mắc lỗi lầm gì và bị biến thành con vật nào ?
- Câu chuyện của em trong ba ngày đó :
+ Em sống ở đâu, như thế nào ?
+ Quan hệ với các con vật khác ra sao ?
+ Cảm xúc của em về cuộc sống đó ?
III. Kết bài
Cảm nghĩ của em sau khi trở lại làm người.