Câu 1. Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất ?
A. Một máy bơm nước có công suất 2kW.
B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ.
C. Một vận động viên đièn kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000J trong 6 giây.
Câu 2. Các trường hợp nào sau đây vật không có thế năng hấp dẫn?
A.Qủa nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy.
B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nẳm ngang.
C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thủy điện.
D. Một cái lò xo đang bị nén.
Câu 3. Em hãy tìm trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.
B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.
C. Vật nào thực hiện công lớrẲ hơn thì vật đó có công suất lớn hơnề
D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.
Câu 4. Một ôtô tải và một xe môtô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc. Công suất của :
A. Môtô lớn hơn của xe tải.
B. Môtô bằng của xe tải.
C. Môtô nhỏ hơn của xe tải.
D. A, B đều sai.
Câu 5. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Chỉ có động năng
B. Chỉ có thế năng
C. Chỉ có nhiệt năng
D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất
Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:
A. Động năng tăng dần.
B. Thế năng tăng dần.
C. Động năng giảm dần.
D. Động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
Çâu 7. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
A. Khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 8. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là
A. 360W B. 720W
C. 180W D. 12W
Câu 9. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đât 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đổi với cọc là :
A. 1000N. B. 10000N C. 1562,5N. D. 15625N
Câu 10. Cần cẩu A nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.
B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
Câu 1. Người nào sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất ?
A. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây.
B. Một người thợ mỏ đẩy xe goòng trong thời gian 5 giây đã thực hiện một công 2000J.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10 giây.
D. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn một công 30 kJ trong một phút.
Câu 2. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi ?
A. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng.
B. Cái tên nằm trong cái cung đã được dương lên.
C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy.
D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng .
Câu 3. Trường hợp nào sau đây vật không có vừa động năng vừa thể năng?
A. Một cái ôtô đang leo dốc.
B. Ôtô đang chạy trên đường nằm ngang
C. Vận động viên xe đạp đang xuống đèo.
D. Quả tạ đang rơi từ trên cao xuống.
Câu 4. Một vận động viên điền kinh với công suất 700W đã chạy quãng đường 100m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao l0m.
A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn người công nhân.
B. Vận động viên thực hiện công nhỏ hơn người công nhân.
C. Vận động viên thực hiện công bằng người công nhân.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 5. Cần cẩu A nâng được 1000kg lên cao 7m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của A lớn hơn.
B. Công suất của B lớn hơn.
C. Công suất của A và của B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Câu 6. Hành khách ngồi yên trên xe ô tô đang chuyển động, cơ năng của hành khách đó tồn tại ở dạng nào?
Câu 7. Để đưa một vật lên độ cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 30 kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không có động năng ?
A. Con lắc đang dao động.
B. Máy bay đang bay.
C. Không khí đang chứa trong quả bóng.
D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
Câu 2. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu đúng
A. Khối lượng của vật
B. Độ biến dạng đàn hồi của vật
C. Vận tốc của vật
D. Chất làm vật
Câu 3. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:
A .800W B. 8kW
C. 80kW. D. 800kW
Câu 4. Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:
A. 80 N B. 800N
C. 8000 N D. 1200N
Câu 5. Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hểt 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 15W B. 360W
C. 50W D. 72W
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Một mũi tên được bẳn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung ? Đó là dạng năng lượng nào?
Câu 7. Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?
Câu 1. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian đài gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P\(_1\) là công suất của máy thứ nhất, P\(_2\) là công suất của máy thứ hai thì P\(_2\) bằng bao nhiêu so với P\(_1\) ?
Câu 2. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600kJ.
a) Tính vận tốc chuyển động của xe.
b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu ?
Câu 3. Một máy khi hoạt động với công suất P = 1600W thì nâng được một vật nặng m = 70kg lên độ cao 10m trong 36 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật?
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc ?
Câu 1. Một người đứng dưới đất muốn dùng một hệ thống ròng rọc đẻ đưa các bao xi măng 50kg lên tầng ba của một tòa nhà đang xây với lực kéo nhỏ hơn 500N.
a. Hãy vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống ròng rọc người đó phải dùng.
b. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì công tối thiểu đẻ đưa 20 bao xi măng lên là bao nhiêu? Biết tầng 3 cao 10m.
Câu 2. Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6 giây máy đã thực hiện được một công là bao nhiêu, trong một kíp làm việc 3 giờ máy đã thực hiện được một công là bao nhiêu?
Câu 3. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 4 m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40 cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là bao nhiêu?
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng .
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử ?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 2. Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân từ nước trong :
A. Cốc (1) lớn hơn cốc (2).
B. Cốc (1) nhỏ hơn cốc (2).
C. Hai cốc bằng nhau.
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 3. Đổ 100cm\(^3\) rượu vào 100cm\(^3\) nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích
A. Bằng 200cm\(^3\).
B. Nhỏ hơn 200cm\(^3\) .
C. Lớn hơn 200cm\(^3\) .
D. Bằng hoặc lớn hơn 200cm\(^3\) .
Câu 4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng:
A .Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.
Câu 6. Chọn câu sai
A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
B. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sổng và kĩ thuật, ta chỉ cần chất dẫn nhiệt tốt.
C. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những hiện tượng :rong tự nhiên
D. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chứng va chạm nhau.
Câu 7. Hãy nhìn ngọn lửa của cây nến đang cháy. Năng lượng nhiệt được truyền theo hướng nào trong các hướng sau:
A. Truyền xuống dưới.
B. Truyền ngang.
C. Truyền lên trên.
D. Truyền đều theo mọi hướng.
Câu 8. Chọn nhận xét sai
A. Trong hiện tượng đổi lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau
Câu 9. Đứng gần ngọn lửa hoặc lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiậ lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào ?
A. Sự dẫn nhiệt của không khí.
B. Sự đối lưu.
C. Sự bức xạ nhiệt.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 10. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
A .Bằng sự đối lưu.
B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí.
C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một cách khác.
Câu 1. Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thê phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước cũi các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đôi?
A. Khối lượng và trọng lượng.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng
C. Thể tích và nhiệt độ.
D. Nhiệt năng.
Câu 3. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 4. Chọn câu sai
A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
Bễ Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
D. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
Câu 5. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt ?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.
B. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
C. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày trong đó đã đổ sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).
D. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
Câu 6. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khí.
B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng.
D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 7. Gió được tạo thành là do:
Ạ. Dòng đối lưu giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
B. Sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
C. Sự bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
D. Cả A, B,C đều đúng.
Câu 8. Chọn câu nhận xét đúng nhất
Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để :
A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa.
D. ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Câu 9. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt nào dưới đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới nguời đứng gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng.
Câu 10. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
A. Đồng, không khí, nước.
B. Đồng, nước, không khí.
C. Không khí, đồng, nước.
D. Không khí, nước, đồng.
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Chọn câu sai
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu íhành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy không khí truyền được vào nước.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 2. Chọn câu sai
A. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
B. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
C. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
D. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
Câu 3. Chọn câu trả lời chính xác nhất
Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để phòng một lớp kính bị vỡ thì còn lớp kia.
Câu 4.Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra :
A .Chỉ ở chất lỏng và khí.
B. Chi ở chất lỏng và rắn.
C. Chỉ ở chất khí và rắn.
D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 5. Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thức nào?
A.Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Cả 3 hình thức trên.
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Tại sao đường tan được vào nước? Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Câu 7. Hai ấm nhôm giống nhau, nhưng ấm thứ nhất có một lớp muội đen mỏng bám vào. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm nào sẽ nhanh sôi hơn ? Nếu để nguội thì nước trong ấm nào sẽ nguội nhanh hơn ?
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Khi đổ 50cm\(^3\) rượu vào 50cm\(^3\) nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích :
A. Bằng 100 cm\(^3\) .
B. Lớn hơn 100 cm\(^3\) .
C. Nhỏ hơn 100 cm\(^3\).
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm\(^3\) .
Câu 2. Chọn câu đúng
A. Thỏi sắt nung nóng chứa 300J nhiệt lượng.
B. Nhiệt độ của miếng đồng càng cao thì công thực hiện lên miếng đồng càng lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì nhiệt lượng mà vật nhận vào càng nhỏ.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 3. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có
A. nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
D. thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Câu 4. Chọn câu sai
A. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
B. Đối lưu xảy ra khi một chất khí (lỏng) tiếp xúc với một vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chất khí (lỏng) đó.
C. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
D. Dùng sự hiểu biết về đối lun có thể giải thích sự tạo thành gió trong tự nhiên.
Câu 5. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt
B. Chỉ bằng cách đối lưu
C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt
D. Bằng cả 3 cách trên
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Tại sao trời càng nắng to thì quần áo phơi càng nhanh khô?
Câu 7. Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hơn khi đặt tay vào một vật bằng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của sắt lúc ấy thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
Câu 1. Tại sao chất khí bao giờ cũng choán hết thể tích của bình chứa ?
Câu 2. Tại sao sau một thời gian bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm xe vẫn bị xẹp xuống ?
Câu 3. Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng ?
Câu 4. Tại sao nhỏ một giọt mực vào một chén nước thì nước trong chén chuyển dần thành màu mực ?
Câu 1. Vì sao vào những ngày giá lạnh, chim thường xù lông ra để chống rét?
Câu 2. Tại sao đun nước bằng một cái ấm cũ, thành trong có bám một lớp cặn, nước lâu sôi hơn đun bằng một cái ấm mới ?
Câu 3. Đổ 100 cm\(^3\) rượu vào 100cm\(^3\) nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước có thể tích như thể nào, vì sao ?
Câu 4. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng các cách nào? Trong đó cách nào là chủ yếu?
Câu 1. Một tấm thép khối lượng 2kg được bỏ vào 2kg rượu. Nhiệt độ của thép giảm đi 25°C. Biết nhiệt dung riêng của thép và rượu lần lượt là c\(_{th}\) = 460 J/kgK và c\(_r\) = 250 J/kgK. Hỏi nhiệt độ của rượu tăng lên bao nhiêu độ ?
Câu 2. Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 1,6kW chuyển động với vận tốc 36km/h sẽ đi được bao nhiêu km ? Biết hiệu suất của động cơ là 25%. khi 1 kg xăng cháy hết thì tỏa ra nhiệt lượng q = 4,6.10\(^7\) J, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m\(^3\) .
Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?
A. J.kg B. J/kg
C. J D.\({J \over {kg.K}}\)
Câu 2. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
B.Nhiệt năng cùa thìa giảm, cùa nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
Câu 4. Thả hai miếng đồng, nhôm có cùng khối lượng và ở cùng một nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của miếng đồng,
nhôm thu vào cho tới khi cân bằng nhiệt là Q\(_D\) và Q\(_N\) thì kết luận nào sau đây là đúng? ( biết C\(_d\) = 380J/kg.K và C\(_N\) = 880J/kg.K)
A .Q\(_N\) < Q\(_D\)
B. Q\(_N\) = Q\(_D\)
C. Q\(_N\) > Q\(_D\)
D. Không kết luận được
Câu 5. Thả vào chậu nước có nhiệt độ t\(_1\) một thỏi nhôm được đun nóng dến nhiệt độ t\(_{1'}\))(t\(_{1'}\) > t\(_1\)). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t\(_2\)
A. t\(_2\) >t\(_1\) >t\(_{1'}\)
B. t\(_{1'}\) >t\(_2\) >t\(_1\)
C. t\(_1\) >t\(_2\) >t\(_{1'}\)
D. t\(_1\) >t\(_2\) =t\(_{1'}\)
Câu 6. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?
A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.
B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng
C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.
D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.
Câu 7. Khối thép m = l0g ở nhiệt độ 30°C, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:
A .2500J/kgK B.460J/kgK.
C. 4.200J/kgK D. 130J/kgK
Câu 8. Người tạ thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100°C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân băng nhiệt là 30°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ nếu bỏ qua sự trao đôi nhiệt với bình đựng nước và môi trường ngoài.
A. 5°C B. 15°C.
C. 10°C. D. l,52°C.
Câu 9. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu?
C\(_d\) = 380 J/kg.K
A. 57000kJ B.57000J
C.5700J D. 5700kJ
Câu 10. Để đun 8,8kg nước từ 5°C nóng lên 85°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khôi lượng dầu là m (g), nhiệt dung riêng của nước là C\(_n\) = 4200 J/kgK; Biết rằng khi đốt cháy 1 kg dầu thì thu được năng lượng q = 44.10\(^6\) J, hỏi khối lượng m(g) dầu cần dùng là :
A .6,72g . B. 0,672g.
C. 67,2g D. 672g
A .TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?
A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ
C. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật
D. Q = mc(t\(_1\) + t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật
Câu 2. Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng m \(_a\) > m\(_b\) > m\(_c\) .
Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường chung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng
A.Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c đường III ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.
Câu 3. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
A. Q = mc(t\(_2\) - t\(_1\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2)( là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t\(_1\) +t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.
Câu 4. Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn họp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?
A. 50°C B. 60°C.
C. 70°C D. 80°C
Câu 5. Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là c\(_n\) = 4200 J/kgK và c\(_d\) = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất ?
A.2,25 B.4,25.
C. 5,25 D. 6,25
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Người ta đổ l kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cùa nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường ngoài?
A .TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
A. Q = mc(t\(_2\) - t\(_1\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t\(_1\) +t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.
Câu 2. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối Iượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm.A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước.
C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.
D. Đưòng I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.
Câu 3. Trong động cơ nổ 4 kì, thì trong kì nào động cơ sinh công có ích :
A. Kì thứ nhất. B. Kì thứ hai.
C. Kì thứ ba. D. Kì thứ tư.
Câu 4. Để đun m (kg) nước từ 20°C nóng lên 100°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khối lượng dầu là 33,6 (g). Biết nhiệt dung riêng của nước là
c\(_a\) = 4200 J/kgK; năng suất tỏa nhiệt cùa dầu là q\(_d\) = 44.10\(^6\) J/kg. Hỏi khối lượng m (kg) nước bằng bao nhiêu?
A .44g. B. 440g.
C. 44kg D. 4,4kg
Câu 5. Pha m (g) nước ở 100°C vào 50g nước ở 30°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là :
A. 10g B. 20g.
C. 30g D. 40g
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Một tấm đồng khối lượng 32,5g ở nhiệt độ 200°C, được cho vào nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 60g chứa 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hệ là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng cùa đồng và nưóc lần lượt là c\(_d\) = 400J/kgK và c\(_n\) = 4200J/kgK.
Câu 1. Nhiệt dung riêng là gì? công thức tính nhiệt dung riêng, đơn vị đo nhiệt dung riêng.
Câu 2. Một ô tô chuyển động với vận tốc 54km/h. Động cơ ô tô có công suất 15kW và tiêu thụ 6kg xăng trên đoạn đường 50km. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.10\(^6\) J/kg, tính hiệu suất của động cơ.