Nghĩa là:
Nghìn non bóng chim bay đã tắt
Muôn nẻo dấu đã mất
Trôn chiếc thuyền cô đơn
Ông già mang tới đội nón
Một mình cầu tuyết sông lạnh
Bài thơ của Liễu Tông Nguyên lẻ loi, cô đơn và lạnh lẽo quá chừng. Ta biết thơ Bác rất Đường mà lại không Đường chút nào. Đọc bài thơ Chiều tối và đặc biệt là đặt nó trong cảnh ngộ của người sáng tác, ta mới thấy hình ảnh “lò than đỏ” có ý nghĩa và giá trị như thế nào. Nó làm rực sáng cả bài thơ, làm sáng lên không gian tối của chiều tà, sáng lên khuôn mặt người thiếu nữ và đặc biệt sáng lên tâm hồn nhà thơ. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi của chim nước, mây trời, bao nhiêu tâm trạng buồn của người lữ khách phút chốc đã tan biến đi đâu cả. Ánh lửa hồng và hơi ấm của lửa đã xua tan cái không khí giá lạnh, u buồn của chiều tà và có lẽ xóa đi cả nồi u buồn trong tâm hồn tác giả. Hình ảnh “lò than đỏ” là một hình ảnh rất hiện thực và rất trữ tình. Cảm nhận được hình ảnh đẹp như thế, tâm hồn nhà thơ chắc hẳn phải rất tinh tế và nhạy cảm. Cái nhìn và sự cảm nhận ấy toát lên từ tình cảm đẹp đẽ, đó là sự cảm thông, chia sẻ với công việc lao động của con người, trân trọng con người. Câu thơ "Xay hết lò than đã rực hồng” cũng biểu hiện rất rõ một niềm vui trước cuộc sống, niềm lạc quan, một niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Tuy tả cảnh chiều tối, tả không gian thiên nhiên từ sáng đến tối nhưng hình ảnh cuối bài thơ lại là một hình ảnh tràn đầy, lan tỏa ánh sáng. Điều này không hề xa lạ trong các bài thơ của Bác. Tất cả vạn vật như đều vận động hướng tới cuộc sống hướng tới lương lai tốt đẹp.
Khổ lắm ắt là đến lúc vui đều đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ đêm đến ngày...
Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần hay
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không?
Bài thơ Chiều tối giống như nhiều bài thơ khác đều kết thúc theo kiểu “vẫn thẳng vút lên cao” (ý của Chế Lan Viên trong một bài bình thơ Bác) ở cuối bài thơ lên đỉnh điểm của cảm xúc thẩm mĩ. Một chữ "hồng’' làm sáng rực cả bài thơ. Nó là con mắt, là nhãn tự của bài thơ "nó sáng bừng lên,nó cân lại, chỉ một chữ thôi với 27 chữ khác dẫu nặng đến mấy đi chăng nữa’ ’(Hoàng Trung Thông). Rõ ràng âm điệu của hai câu cuối có phần dư âm của Đường thi nhưng cảnh thơ, tình thơ lại rất hiện đại. Nó phác họa ra chân dung một con người ung dung tự tại và một tinh thần thép, một tinh cảm yêu thương đầy nồng cháy
Bài thơ Chiều tối miêu tả đặc sắc cảnh chiều nơi xóm núi buồn, vắng lặng. Nhưng tâm hồn khoe khoắn của nhà thơ đã làm cho ý thơ được nâng dần tới niềm vui, niềm hi vọng. Trong vô vàn cái đáng nơi, đáng viết của cảnh Bác đã nâng niu, trân trọng và làm cháy bùng lên hình ảnh - lò than đỏ - hay chính làm cháy bùng lên tấm lòng mình. Qua đó, ta thấy rõ được cái tôi của Bác, một cái tôi nhiều cung bậc cảm xúc tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người thể hiện một tinh thần lạc quan, một niềm yêu, niềm hi vọng bình dị nhưng chói sáng.
Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự hài hòa giữa chất cổ điển - Đường thi với chất hiện đại. Cảm xúc nhà thơ hài hòa giữa chất thi sĩ, chiến sĩ, giữa chất thơ và chất trữ tình. Vì thế cảnh thơ tuy thu hẹp nhưng ý thơ, tình thơ mở rộng đến bao la, vô tận. Đọc bài thơ, khó ai tin đó là bài thơ của một tù nhân bởi vì nó trữ tình quá, cao cả quá, ung dung tự tại quá.
Chiều tối là một bài thơ đặc sắc. Nó khác nào một bếp lửa hồng tòa sáng tình yêu cuộc sống, yêu con người bao la, thấm thía. Nó là một bài thơ đậm đà chất nhân bản, nhân văn, hài hòa chất thép với chất trữ tình, bởi vì nó được bất nguồn từ một tâm hồn “lấy cái vui của cuộc đời đánh bắt mọi nỗi đau thương“ (ý của Chế Lan Viên) và ta thấy nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói rất đúng:
Con đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa sáng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình
PHẠM QUỐC ĐẠT