Phần I
NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối' muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đêm dài.
- Câu ca dao … thánh thót như mưa ruộng cày … ý nói sự vất vả, cực nhọc.
→ Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cách nói phóng đại như vậy giúp nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, sự việc, hiện tượng.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b) Em có thể đi lên đến tận trời.
Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c) Thét ra lửa.
Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Điền thành ngữ vào chỗ trống:
a. chó ăn đá gà ăn sỏi
b. bầm gan tím ruột.
c. ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột
e. vắt chân lên cổ
Câu 3 => 4
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đặt câu với thành ngữ:
- Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.
- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.
- Bộ đội ta mình đồng da sắt.
- Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:
- Kêu như trời đánh.
- Dữ như cọp.
- Khỏe như voi.
- Ăn như lợn.
- Nhanh như chớp.
Câu 5 => 6
Câu 5*
Trả lời câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Câu 6*
Trả lời câu 6 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:
Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.
Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.