Phần I
TRỢ TỪ
1.
Trả lời câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Câu 1 trung tính không biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc.
- Câu 2 và 3 có biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc vì có thêm từ những, từ có. Từ “những” có thêm vào là nhiều, là vượt mức bình thường. Từ “có” thêm ý là ít là không đạt mức bình thường.
2.
Trả lời câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Các từ “những” và “có” ở các ví dụ trên biểu thị thái độ đánh giá sự việc được nói đến trong câu.
Phần II
THÁN TỪ
1.
Trả lời câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.
- Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến.
- Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.
2.
Trả lời câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 3
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Là trợ từ: chính (a), ngay (c), là (g), những (i).
- Không phải trợ từ: chính (b), ngay (d), là (e), những (h).
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.
b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.
c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.
d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a) này, à
b) ấy
c) chao ôi
d) hỡi ơi
Câu 4 => 6
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a.
- Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị.
- Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột (sự sợ hãi).
b.
- Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối.
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Vâng! Ngày mai em sẽ bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.
- Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!
- A, mẹ đã về!
- Dạ, con sẽ cố gắng làm bài thật tốt!
- Ô hay, không biết thì phải hỏi lại mẹ chứ!
Câu 6:
Trả lời câu 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.
- Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.