Câu 1
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS): thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp): tác hại của thuốc lá.
- Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi chống thuốc lá.
Nội dung chính: Nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người; gây tác hại nhiều mặt với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.
- Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là có nhiều mục đích:
- Ta nghèo hơn nhưng lại "xài" thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận.
- Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
- Thứ ba, so sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.