Soạn bài Ngữ cảnh

Lời giải chi tiếtGỢI Ý LÀM BÀI1. Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau

Lời giải

Lời giải chi tiết

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau.

Trả lời:

   Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có câu viết:

   Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

   Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

   Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

2. Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ.

Trả lời:

   Hai câu thơ trên của Xuân Hương gắn với tình huống giao tiếp cụ thế: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì cô đơn, trơ trọi,.. Câu thơ diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Tất nhiên, ngoài việc diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình.

3. Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài Thương Vợ của Tú Xương.

Trả lời:

   Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài (6 câu đầu). Ví dụ, việc dùng thành ngữ "một duyên hai nợ" không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: Bà Tú phải làm để nuôi cả chồng và con.

4. Những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu thơ.

Trả lời:

   Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thơ:

 Nhà nước ba năm mà một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thư:

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

5. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: "Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?". Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu thế nào? Nó nhằm mục đích gì?

Trả lời:

   Bài tập nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) là: Lúc di đường, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, thường người ta không bao giờ đường đột ngột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ) mà chỉ hỏi nhau về những đề tài mang tính khách quan, có quan hệ đến mọi người. Chính vì thế, trong ngữ cảnh này, không thể hiểu câu hỏi của người đi đường là nói về đề tài cái đồng hồ mà phải hiểu đó là câu hỏi hỏi về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết về thời gian lúc đó.


Bài Tập và lời giải

Bài 1.1 trang 9 SBT hình học 12

Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) . Chứng minh rằng hai tứ diện \(A’ABD\) và \(CC’D’B’\) bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 1.2 trang 9 SBT hình học 12

Cho lăng trụ \(ABC.A’B’C’\) . Gọi \(E, F, G\) lần lượt là trung điểm của \(AA’ , BB’, CC’\). Chứng minh rằng  các lăng trụ \(ABC.EFG\) và \(EFG.A’B’C’\) bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 1.3 trang 9 SBT hình học 12

Chia hình chóp tứ giác đều thành tám hình chóp bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 1.4 trang 9 SBT hình học 12.

Chia một khối tứ diện đều thành bốn tứ diện bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 1.5 trang 9 SBT hình học 12

Chứng minh rằng mỗi hình đa diện có ít nhất \(4\) đỉnh.

Xem lời giải