Có thể nhận biết như sau:
a)
+ Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch trên:
Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4 , dd còn lại không làm quỳ tím chuyển màu là Na2SO4
+ Cách 2: Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch Na2SO4riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4 còn ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na2SO4
\(Fe + H_2SO_4 → FeSO_4 + H_2\)
b)
+ Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch
Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl, dd không làm quỳ tím chuyển màu là FeCl_2
+ Cách 2: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch \(FeCl_2\).
\(Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\)
\(Zn + FeCl_2 → ZnCl_2 + Fe\)
+ Cách 3: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là \(FeCl_2\) còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.
\(FeCl_2 + 2NaOH → Fe(OH)_2 + 2NaCl\)
\(HCl + NaOH → NaCl + H_2O\).
c) Lấy một ít \(Na_2CO_3\) và \(CaCO_3\) (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch \(H_2SO_4\) loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(Na_2CO_3\), chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(CaCO_3\), vì \(CaSO_4\) (ít tan) sinh ra phủ lên \(CaCO_3\) làm cho \(CaCO_3\) không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí \(CO_2\), người ta cho \(CaCO_3\) tác dụng với dung dịch HCl.
\(Na_2CO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O\)
\(CaCO_3 + H_2SO_4 → CaSO_4 + CO_2 + H_2O\)