Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 1 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1: (3 điểm) Viết các phương trình hóa học mỗi trường hợp sau:

a)Rượu etylic tác dụng với natri.

b)Đốt cháy rượu etylic trong không khí

c)Etilen tác dụng với nước có H2SO4.

Câu 2: (3 điểm)

a)Khi nung sôi dung dịch rượu etylic thì độ rượu thay đổi ra sao?

b)Làm thế nào để biết trong rượu etylic có lẫn nước?

Câu 3: (4 điểm) Một rượu X có công thức CnH2n+1OH có tỉ khối hơi so với không khí bằng 1,5862. Tìm công thức của X (cho Mkk = 29, C = 12, H = 1, O = 16)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1: (4 điểm) Trình bày phương pháp tách hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic.

Câu 2: (3 điểm) Tính khối lượng CH3COOC2H5 sinh ra khi trộn 0,3 mol CH3COOH với 0,2 mol C2H5OH khi hiệu suất phản ứng đạt 80% (cho H = 1, C = 12, O = 16)

Câu 3: (3 điểm) Khi đốt 6 gam một chất có công thức CnH2n+1COOH người ta thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Xác định giá trị của n trong chất hữu cơ trên (cho H = 1, C = 12, O = 16)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (4 điểm): Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho mẩu nhỏ natri vào dung dịch rượu etylic.

Câu 2 (3 điểm): Tính khối lượng CH3COOH điều chế được từ 3 lít rượu etylic 60 (cho hiệu suất phản ứng 75%, rượu etylic có D = 0,8g/ml, H = 1, C = 12, O = 16).

Câu 3 (4 điểm): Để trung hòa 3 gam một axit có công thức CnH2n+1COOH cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Viết công thức cấu tạo thu gọn của axit đó. (H = 1, C = 12, O = 16)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (3 điểm): Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho benzen lần lượt tác dụng với brom, hidro (ghi điều kiện phản ứng).

Câu 2 (3 điểm): Tính thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) khi đem 100ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với MgCO3 (dư)

Câu 3 (4 điểm): Đốt 6 gam một chất hữu cơ (X) sản phẩm khí CO2 và hơi H2O cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, sau đó cho qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (dư), khối lượng 2 bình tăng lần lượt là 3,6 gam và 8,8 gam.

Tìm công thức đơn giản nhất của X (cho H = 1, C = 12, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 5 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (1 điểm): Cho 2 công thức cấu tạo: (1) CH3 – CH2 – O – H, (2) CH3 – O – CH3.

Điểm khác nhau giữa hai công thức (1) và (2) là

A.thành phần nguyên tố.

B.số lượng nguyên tử trong mỗi phân tử.

C.hóa trị của oxi.

D.trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

Câu 2 (1 điểm):  Ở điều kiện thường rượu etylic (etanol) là một chất

A.khí, tan được trong benzen.

B.lỏng, tan vô hạn trong nước, nhẹ hơn nước.

C.rắn, dễ nóng chảy

D.lỏng, nhẹ hơn nước, không hòa tan được iot.

Câu 3 (2 điểm): Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với natri?

(1)CH3 – CH2 – OH, (2) CH3 – O – CH3, (3) C6H6, (4) CH3 – CH3

A.(1), (2)                                 B.(1), (4)

C.(3), (4)                                 D.(1).

Câu 4 (1 điểm): Độ rượu là

A.số ml rượu có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

B.số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

C.số ml rượu etylic có trong 100ml nước.

D.số gam rượu etylic có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Câu 5 (1 điểm): Có 3 bình đựng 3 chất lỏng: benzen, etanol, nước cất. Để nhận ra được từng chất ta có thể dùng

A.natri                                     B.nhôm

C.giấy đo độ pH                      D.đồng

Câu 6 (1 điểm): Số chất có cùng công thức phân tử C3H8O tác dụng được với natri là:

A.1                                          B.2

C.3                                          D.4

Câu 7 (1 điểm): Số nguyên tử H tối đa có thể bị natri đẩy ra từ phân tử C2H6O là:

A.6                                          B.5

C.1                                          D.0

Câu 8 (2 điểm): Thể tích không khí tối thiểu để đốt cháy hết 2,3 gam etanol (đktc, trong không khí oxi chiếm 20% theo thể tích, H = 1, C = 12, O = 16, Mkk = 29) là

A.16,8 lít                                 B.5,6 lít

C.1,008 lít                               D.7,84 lít

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (1 điểm): Tính axit của axit axetic (CH3 – COOH) được xác định bởi

A.nhóm – OH            

B.Nhóm 

C.nhóm CH3

D.nhóm 

Câu 2 (1 điểm): Số công thức cấu tạo mạch hở (không viết các công thức cấu tạo trong đó có liên kết O – O) ứng với công thức phân tử C2H4O2 là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5

Câu 3 (1 điểm): Ở điệu kiện thường axit axetic là một chất:

A.rắn, tan vô hạn trong nước, vị chua.

B.lỏng, vị chua, không tan trong nước.

C.khí, có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.

D.lỏng, vị chua, tan vô hạn trong nước, không màu.

Câu 4 (1 điểm): Biết rằng axit axetic sôi ở 1180C, khi nung dung dịch axit axetic trong nước thì độ chua của dung dịch

A.tăng lên                              

B.giảm xuống

C.không đổi                           

D.không xác định được.

Câu 5 (1 điểm): Để phân biệt dung dịch rượu 900 và dung dịch axit axetic người ta không dùng

A.natri                                     B.nhôm

C.dung dịch Na2CO3              D.CaCO3

Câu 6 (1 điểm): Thể tích khí H2 bay ra (đktc) khi cho 100ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với 1 lượng dư magie là

A.2,24 lít                                 B.1,12 lít

C.3,36 lít                                 D.5,6 lít

Câu 7 (1 điểm): Số phản ứng có thể xảy ra khi trộn từng cặp chất sau: C2H5OH, CH3COOH, NaOH, Na, H2O là

A.5                                          B.4

C.6                                          D.7

Câu 8 (2 điểm): Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa 40ml dung dịch CH3COOH 1M là

A.20ml                                    B.10ml

C.60ml                                    D.40ml

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 7 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (1 điểm): Trong sơ đồ sau: C2H4 (1) \(\to\) C2H5OH (2) \(\to\) CH3COOH

Các vị trí (1), (2) lần lượt là:

A.dung dịch axit, O2 có men giấm

B.dung dịch kiềm, O2 có men giấm.

C.O2 trong axit, O2 có men giấm.

D.dung dịch axit, CO2 có men giấm.

Câu 2 (1 điểm): Trong các chất sau chất nào có tính axit?

 

A.(Y), (Z)                               B.(X), (Z)

C.(X), (Y)                               D.(X).

Câu 3 (2 điểm): Để tách C2H5OH ra khỏi hỗn hợp với CH3COOH người ta có thể cho hỗn hợp tác dụng với

A.dung dịch NaOH (dư) rồi chưng cất để thu rượu etylic.

B.H2SO4 đặc nóng, rồi chưng cất để thu rượu etylic.

C.dung dịch NaOH (dư) rồi lọc để thu rượu etylic.

D.natri rồi chưng cất để loại CH3COOH, lấy bã rắn hòa tan vào nước rồi chưng cất để thu được rượu etylic.

Câu 4 (1 điểm): Có các chất lỏng gồm: dầu ăn, giấm ăn, rượu etylic, nước cất. Bằng những chất nào sau đây để có thể nhận ra được từng chất?

A.Natri                                   

B.CuSO4 khan.

C.Quỳ tím,CuSO4 khan 

D.quỳ tím.

Câu 5 (1 điểm): Để làm khan CH3COOH có lẫn một ít nước người ta có thể dùng

A.C2H5OH trong H2SO4 đặc.

B.P2O5 khan

C.natri

D.NaOH rắn

Câu 6 (1 điểm): Công thức chung của chất béo là:

A.C3H5(OH)3                                     

B.3RCOOH

C.C3H5(OH)3 và 3RCOOH               

D.(RCOO)3C3H5

(Trong đó R có thể C17H35 - , C17H33 - , C15H31 - , ...)

Câu 7 (1 điểm): Khối lượng axit axetic có trong 100ml dung dịch giảm 5% (khối lượng riêng của dung dịch xấp xỉ 1g.ml, H = 1, C = 12, O = 16) là

A.2,5 gam                              

B.5 gam

C.10 gam                                 

D.không xác định được

Câu 8 (1 điểm): Cho phương trình: \(C{H_3}COOH + {C_2}{H_5}OH \to C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O\)

Đặc điểm của phản ứng là:

A.Cần H2SO4 đặc, nung nóng

B.xảy ra 2 chiều

C.có thể nhận ra sản phẩm nhờ mùi thơm

D.xảy ra nhanh.

Chọn đặc điểm sai.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 8 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 (1 điểm): Rượu etylic phản ứng được với natri trong phân tử có:

A.mặt nguyên tố oxi

B.các liên kết kém bền

C.có nhóm – OH

D.liên kết – C – O – C –

Câu 2 (2 điểm): Cho các khái niệm:

(1)Sản phẩm phản ứng giữa axit và rượu gọi là este

(2)Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo.

(3)Dầu mỡ bôi trơn là một loại chất béo

Khái niệm sai là

A.(1), (2)                                 B.(1), (3).

C.(2), (3)                                 D.(3)

Câu 3 (1 điểm): Để làm khan rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng

A.H2SO4 đặc              B.CuSO4 khan

C.natri                        D.NaCl rắn

Câu 4 (1 điểm): Cho các chất: Al, na, dung dịch etanol 900, dung dịch giảm dần 5%, dung dịch NaOH

Số phản ứng hóa học có thể xảy ra khi các chất tác dụng từng đôi một là:

A.6                                          B.7

C.8                                          D.9

Câu 5 (1 điểm): Để nhận biết các chất: benzen, etanol khan, axit axetic nguyên chất người ta chỉ có thể dùng

A.nước và quỳ tím

B.mùi của chúng

C.H2SO4 đặc.

D.kim loại magie

Câu 6 (1 điểm): Tách hỗn hợp gồm axit axetic và etyl axetat người ta có thể dùng

A.dung dịch NaOH

B.CaCO3, H2SO4 loãng và dụng cụ thích hợp

C.dung dịch H2SO4 loãng

D.nước cất

Câu 7 (1 điểm): Để điều chế etyl axetat từ etilen, số phản ứng tối thiểu cần dùng là

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5

Câu 8 (2 điểm): Có 2 chất hữu cơ X, Y, khi đốt mỗi chất đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O; số mol CO2 luôn gấp 3 lần số mol mỗi chất đem đốt, X làm phai màu dung dịch brom, Y làm đỏ quỳ tím ướt.

X, Y lần lượt là các chất nào trong số các chất sau?

\(\eqalign{  & A.C{H_2} = CH - C{H_3},C{H_3}COOH  \cr  & B.C{H_3} - C{H_2} - C{H_3},C{H_3} - C{H_2} - COOH  \cr  & C.C{H_2} = CH - C{H_2} - OH,C{H_3}COOH  \cr  & D.C{H_2} = CH - C{H_3},C{H_3} - C{H_2} - COOH \cr} \)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”