a) Tam giác vuông ABC có BC = 2a và AC = a nên ta suy ra \(\displaystyle \widehat {ABC} = {30^0}\).
Khi quay xung quanh trục AB cạnh BC tạo nên mặt nón tròn xoay có góc ở đỉnh bằng 600 và có đường tròn đáy có bán kính AC = a.
Khi xoay xung quanh trục AB nửa đường tròn đường kính AB tạo nên mặt cầu có tâm là trung điểm I của đoạn AB và bán kính \(\displaystyle r = {{AB} \over 2}\).
b) Khi quay xung quanh trục AB, giao điểm M của nửa đường tròn đường kính AB và cạnh CD sẽ tạo nên giao tuyến của mặt nón và mặt cầu.
Vẽ \(\displaystyle MH \bot AB\).
Ta có: \(\displaystyle {{MH} \over {MB}} = {{CA} \over {CB}} = {a \over {2a}} = {1 \over 2}\)
Mặt khác ta có CA2 = CM. CB nên ta có \(\displaystyle CM = {{{a^2}} \over {2a}} = {a \over 2}\)
Do đó \(\displaystyle BM = CB - CM = 2a - {a \over 2} = {3 \over 2}a\) và \(\displaystyle MH = {3 \over 4}a\)
c) Gọi S1 là diện tích toàn phần của hình nón và S2 là diện tích mặt cầu.
Ta có: \(\displaystyle {S_1} = \pi rl + \pi {r^2} = 2\pi {a^2} + \pi {a^2} = 3\pi {a^2}\)
\(\displaystyle {S_2} = 4\pi {r^2} = 4\pi {(IA)^2}\) \(\displaystyle = 4\pi {({{a\sqrt 3 } \over 2})^2} = 3\pi {a^2}\)
Vậy S1 = S2