Bài 6 trang 189 SGK Vật lí 11

Tiếp theo bài tập 5.

Cho biết đoạn dời vật là 12cm.

Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ?

A. - 8 cm

B. 18 cm

C. - 20 cm

D. Một giá trị khác A, B, C.

Lời giải

Đáp án B.

+ Ở vị trí thứ nhất (ảnh thật, ngược chiều với vật) ta có:

\(k < 0 \Rightarrow k =  - {{d'} \over d} =  - 3 \Rightarrow d' = 3d\)

\(\Rightarrow f = {{d.d'} \over {d + d'}} = {{d.3d} \over {d + 3d}} = {{3d} \over 4}\) (1)

+ Khi dời vật lại gần thấu kính một đoạn 12cm (ảnh ảo, cùng chiều với vật) ta có: 

\(\eqalign{
& k' > 0 \Rightarrow k' = - {{d''} \over {d - 12}} = 3 \Rightarrow d'' = - 3\left( {d - 12} \right) \cr
& \Rightarrow f = {{ - 3\left( {d - 12} \right).\left( {d - 12} \right)} \over { - 3\left( {d - 12} \right) + \left( {d - 12} \right)}} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;= {{ - 3\left( {d - 12} \right).\left( {d - 12} \right)} \over { - 2\left( {d - 12} \right)}} = {{3\left( {d - 12} \right)} \over 2} \cr} \)  (2)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {{3d} \over 4} = {{3\left( {d - 12} \right)} \over 2} \Rightarrow 2d = 4d - 48 \Rightarrow d = 24cm\)

Thay vào (1) ta có tiêu cự của thấu kính là: \(f = {{3d} \over 4} = {{3.24} \over 4} = 18cm\)


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản sụp đổ vào khoảng:

A. Tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Tới giữa những năm 70 cùa thế kỉ XX.

D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 2. Ở Đông Nam Á, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổra mạnh mẽ nhất ở các nưởc:

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 3. "Năm châu Phi" (1960) là tên gọi cho sự kiện:

A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.

C. Có 17 nước ờ châu Phi tuyên bố độc lập.

D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".

Câu 4. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ang-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của:

A. Anh.              

B. Pháp.

C. Tây Ban Nha.

D. Bồ Đào Nha.

Câu 5. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức:

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 6. Năm 1945, ở Đông Nam Á ba nước sau đây lần lượt tuyên bố độc lập:

A. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 7. Năm 1960, có bao nhiêu nước ở châu Phi giành được độc lập:

A. 15 nước giành được độc lập.

B. 16 nước giành được độc lập.

C. 17 nước giành được độc lập.

D. 18 nước giành được độc lập.

Câu 8. Cuộc Cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã giành thắng lợi vào:

A. Ngày 1 - 1 - 1959.  

B.Ngày 1 - 2 - 1959.

C. Ngày 1 - 3 - 1959.   

D.Ngày 1 - 4 - 1959.

Câu 9. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại vào:

A .Năm 1992.           B. Năm 1993.

C. Năm 1991.           D.Năm 1994.

Câu 10. Năm 1980, ở Rô-đê-di-a (Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) trong các cuộc bầu cử, chính quyền:

A. Của giai cấp tư sản được thành lập.

B. Của giai cấp vô sản được thành lập.

C. Của người da đen được thành lập.

D. Của người da trắng được thành lập.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ăng-gô-la vào thời gian:

A. Tháng 8 - 1975.      B. Tháng 9 - 1975.

C. Tháng 10 - 1975.    D. Tháng 11 - 1975.

Câu 2. Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao vào thời gian:

A. Tháng 7 - 1974.     B. Tháng 8 - 1974.

C. Tháng 9 - 1974.     D. Tháng 10 -1974.

Câu 3. Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Mô-dăm-bích vào thời gian:

A.Tháng 6 - 1975.       B. Tháng 7 - 1975.

C. Tháng 8 - 1975.      D. Tháng 9 - 1975.

Câu 4. Từ cuối những năm 70 thế kỉ XX chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) tồn tại tập trung ở ba nước:

A. Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

B. Rô-đê-đi-a, Ăng-gô-la và Cộng hòa Nam Phi.

C. Rô-đê-đi-a, Ghi-nê Bít-xao và Cộng hòa Nam Phi.

D. Rô-đê-đi-a, Mô-dăm-bích và Cộng hòa Nam Phi.

Câu 5. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đồ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn, đó là:

A. Củng cố nền độc lập.

B. Xây dựng và phát triển đất nước.

C. Khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

D. Cả ba câu trên đúng.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Em có nhận xét gì vê những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 (về quy mô phong trào, thành phần tham gia lãnh đạo, hình thức và khí thế đấu tranh)?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3 - Lịch sử 9

Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 4 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biển đổi lớn nhất của các nước châu Ả đó là:

A. Các nước châu Á đã giành độc lập.

B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.

C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

D. Các nước châu Á tăng trưởng kinh tế nhanh.

Câu 2. Vì sao, bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh” ?

A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. Vì chế độ thống trị của phong kiến bị sụp đổ.

C. Vì tất cả các nuớc châu Á giành được độc lập.

D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Câu3. Sau thẳng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc:

A. Kéo dài 3 năm (1945 - 1948).

B. Kéo dài 3 năm (1946 - 1949). 

C. Kéo dài 3 năm (1947 - 1950).

D. Kéo dài 3 năm (1948 - 1951).

Câu 4. Từ một nước phải nhập lương thực, nhờ cuộc ’’Cách mạng xanh ” trong nông nghiệp:

A. Trung Quốc đã tự túc được lương thực.

B. Ấn Độ đã tự túc được lương thực,

C. Việt Nam đã tự túc được lương thực.

D. Xin-ga-po đã tự túc được lương thực.

Câu 5. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập vào khoảng:

A. Cuối những năm 30 của thế kỉ XX.

B. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.

Câu 6. Sau khi bị lực lượng cách mạng đánh bại, Tưởng Giới Thạch đã chạy đi:

 A. Mĩ.                B. Đài Loan.   

C. Hồng Kông.    D. Nam Hải.

Câu 7. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào:

A. Ngày 10 - 1 - 1949.

B. Ngày 1-10 - 1949.  

C.Ngày 1- 11- 1949.

D. Ngày 11-11- 1949.

Câu 8. Trung Quốc đã tiến hành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục:

A. Từ năm 1950.

B. Từ năm 1951.

C. Từ năm 1952.

D. Từ năm 1953.

Câu 9. Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiền vào những năm:

A. 1950-1954.           B. 1951-1955.

C. 1952- 1956.          D. 1953 - 1957.

Câu 10. Thời kì đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng đầy biến động vào những năm:

A. 1950- 1970.

B. B. 1951 - 1971.

C. 1957- 1978.

D. 1959 – 1978.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Lịch sử 9

I. PHN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, so với năm 1952 sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng:

A. 100%.            B. 120%.

C. 130%.            D. 140%

Câu 2. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, so với năm 1952 sản lượng nông nghiệp cùa Trung Quốc tăng:

A. 25%                     B. 30%.

C. 35%.                    D. 40%

Câu 3. Ngày 1 - 10 - 1949, người tuyên bố sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn là:

A. Chu Ân Lai.

B. Mao Trạch Đông,

C. Lưu Thiếu Kì.                        

D. Lâm Bưu.

Câu 4. Trung Quốc bước vào thời kì  xây dựng CNXH trên cơ sở tình hình đất nước:

A. Quan hệ sản xuất TBCN tương đối phát triển.

B. Quan hệ sản xuất TBCN kém phát triển.

C. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

D. Có một nền nông nghiệp phát triển.

Câu 5. Công cuộc khôi phục kinh tế vào năm 1950 của Trung Quốc vì nhiệm vụ:

A. Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.                         

B. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng nền công nghiệp.

C. Phát triển văn hóa, giáo dục.

D. Cả 3 câu trên đều đúng.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 4 - Lịch sử 9

Câu 1. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á phát triển kinh tế như thế nào? Kết quả?

Câu 2. Hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn, hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 5 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hầu hết các nước Đông Nam Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.     

B. Thuộc địa của Pháp, Nhật.

C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.

D. Thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 2. Tháng 8 /1945, khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, các nước nào sau đây đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ?

A.In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.     

B. Việt Nam, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a,Việt Nam, Lào.

D. Việt Nam, Campuchia.

Câu 3. Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX:

A. Chiến tranh ác liệt.

B. Ngày càng phát triển phồn thịnh,

C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

D. Ổn định và phát triển.

Câu 4. Các nước Đông Nam Ả lần lượt giành độc lập vào khoảng:

A. Đầu những năm 50 của thế kỉ XX. 

B. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX. 

D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.

Câu 5. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bổi cảnh “Chiến tranh lạnh ”, tình hình Đông Nam Á:

A. Ổn định.        

B. Rơi vào khùng hoảng,

C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

D. Có cơ hội phát triển.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Đế quốc Đức.

B. Đế quốc Pháp,

C. Đế quốc Mĩ.

D. Đế quốc Anh.

Câu 7. Khối quân sự Đông Nam Á (SEA TO) ra đời vào:

A. Tháng 8 - 1954.

B. Tháng 9 - 1954 .

C. Tháng 10 - 1954 .

D. Tháng 11 - 1954.

Câu 8. Các nước lập ra khối quân sự Đông Nam Ả (SEA TO):

A. Các nước Đông Nam Á.

B. Mĩ và các nước chư hầu của Mĩ.

C. Mĩ, Thái Lan, Phi-líp-pin.

D. Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 9. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam A sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Từ những nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

C. Sự mở rộng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Câu 10. Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước:

A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 5 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tuyên bố Băng Cốc xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển:

A. Kinh tế - văn hóa.

B. Quân sự - chính trị.

C. Kinh tế - quân sự.

D. Kinh tế - dich vụ.

Câu 2. Hiệp ước thân thiện và hợp tác của các nước ASEAN kí tại Ba - li (In-dỏ-nê-xi-a) vào:

A. Tháng 1 - 1976.

B. Tháng 2 - 1976.

C. Tháng 3 - 1976.

D. Tháng 4 - 1976.

Câu 3. Hiệp ước Ba - li đã xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN đó là:

A. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việ nội bộ cùa nhau.

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

C. Hợp tác phát triển có kết quả.

D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Câu 4. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN từ 1979 đết cuôi những năm 80 của tỉtế kỉ XX là:

A. Quan hệ hợp tác song phương.

B. Quan hệ đối thoại.

C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.

D. Quan hệ căng thẳng, đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Câu 5. Nền kinh tế ASEAN đă có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao vào:

A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Lịch sử 9

Câu 1. Tổ chức ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN là gì?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lòi đúng:

Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi là thuộc địa của:

A. Tư bản phương Tây.  

B. Anh, Pháp.

C.  Tây Ban Nha.

D.Bồ Đào Nha

Câu 2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở:

A. Bắc Phi.            B. Nam Phi.

C. Đông Phi.         D. Tây Phi.

Câu 3. Cộng hòa Ai Cập tuyên bố thành íập vào:

A. Ngày 18 - 6 - 1951.     

B. Ngày 18 - 6 - 1952.

C. Ngày 18 -6 - 1953.       

D. Ngày 18 - 6 - 1954.

Câu 4. Cuộc đẩu tranh vũ trang của nhân dân An-giê-ri kéo dài trong:

A. 5 năm.             B. 6 năm.

C.7 năm.            D. 8 năm.

Câu 5. Vì sao, lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi”?

A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.

B. 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.

C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.

D. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.

Câu 6. Chiến thẳng Điện Biên Phủ ở Việt Nam  đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phỏng dân tộc của nước nào ở châu Phi?

A. Ai Cập.         B. Tuy-ni-di.

C. Ăng-gô-la.    D. An-giê-ri.

Câu 7. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi:

A. Tương đối ổn định.

B. Kinh tế khá phát triển,

C. Ngày càng khó khăn và không ổn định.  

D. Nợ nần chồng chất.

Câu 8. Trong 57 nước ở châu Phi, Liên hợp quốc xếp bao nhiêu nước vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới?

A. 12 nước.          B. 22 nước.

C. 32 nước.          D. 42 nước.

Câu 9. Lí do nào từ cuối những năm 80 của thế ki XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn?

A. Các cuộc xung đột nội chiên đâm máu giữa các bộ tộc, săc tộcễ

B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất,

C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới.

D. Cả ba lí do trên.

Câu 10. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kẻ thù chủ yếu cùa người dân da đen ở Nam Phi là:

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.     

B. Chủ nghĩa thực dân mới.

C. Chủ nghĩa A-pác-thai.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tội ác lớn nhất, tàn bạo nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ỉà:

A. Bóc lột tàn bạo người da đen.

B. Cấm người da đen kết hôn với người da trắng

C. Đàn áp người da đen.

D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.

Câu 2. Nen-xơn Man-đê-la là:

A. Lãnh tụ của phong trào chống bọn thực dân ở châu Phi.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. 

C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ảng-gô-la.

D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 3. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện:

A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

B. Sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau ba thế kỉ tồn tại.

D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 4. Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6 - 1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi:

A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.

B. Vì sự ổn định và phát triển cùa kinh tế đất nước.

C. Hội nhập, cùng phát triển.

D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.

Câu 5. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi vào:

A.Tháng 4 - 1994.

B. Tháng 5 - 1994.

C. Tháng 6 - 1994.

D. Tháng 7 - 1994.

II. PHẦN TỤ LUẬN

Câu 6. Theo em, hiện nay nhân dân châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Lịch sử 9

Câu 1. Những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi?

Câu 2. Tình cảnh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam Phi trước năm 1994 như thế nào? Hậu quả?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 7 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật  đổ ở Cu Ba ngày:

A. Ngày 1 - 1 - 1949.  

B. Ngày 1 - 11 - 1959.

C. Ngày 1 - 11- 1949.

D. Ngày 1 - 11 – 1959

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?

A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.

B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.

C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Câu 3. Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh:

A. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.

B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu (4 - 1961) tại bãi biển Hi-rôn.

C. Mĩ bao vây cấm vận.

D. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Câu 4. Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào ở Mĩ la-tinh?

A. Mê-hi-cô.    B. Cu Ba .

C. Chi-lê.        D. Vê-nê-xu-ê-la.

Câu 5. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng  dân tộc Mĩ - La-tinh”:

A. Ác-hen-ti-na.           B. Bra-xin.

C. Cu Ba .                   D. Mê-hi-cô.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Mĩ La-tinh có những biến đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 7 - Lịch sử 9

Câu 1. Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?

Câu 2. Em hiểu thế nào là cái “sân sau” ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 7 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khái niệm các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lí:

A. Vùng Bắc Mĩ.

B. Vùng Nam Mĩ.

C. Châu Mĩ.

D. Vùng Trung và Nam Mĩ.

Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là:

A. Thuộc địa của Anh, Pháp.

B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Những nước hoàn toàn độc lập.

D. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 3. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của:

A. Thực dân Anh.      B. Đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Pháp.    D. Đế quốc Nhật.

Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiên tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là:

A. "Lục địa bùng cháy.

B. "Lục địa mới trỗi dậy".   

C. "Đại lục ngũ kĩ'.   

D “Đại lục thức tỉnh”.

Câu 5. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:

A. Chế độ phân biệt chùng tộc.

B. Chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Chế độ tay sai phản động cùa chủ nghĩa thực dân mới..

D. Giai cấp địa chủ phong kiến..

Câu 6. Một trong những kết quả của phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là nhiều nước đã:

A. Thiết lập được chính quyền dân chù nhân dân.

B. Giành được chính quyền.

C. Thiết lập được các chính phù dân tộc - dân chủ.

D. Thiết lập được chính phủ cộng hòa.

Câu 7. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thê kỉ XX, phong trào đâu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-iinh diễn ra dưới hình thức:

A. Bãi công của công nhân.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Mít tinh, biểu tình.

Câu 8. Trong những năm 1970-1973, Chi-lê đã thực hiện những:

A. Chính sách tái thiết đất nước.

B. Kế hoạch 5 năm.

C. Biện phát đẩy nhanh tốc độ tăng trường kinh tế.

D. Chính sách, cải cách tiến bộ.

Câu 9. Tình hình kinh tế, chính trị nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng vào thời kì:

A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX

C. Đầu những năm 80 cùa thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 10. Người chỉ huy cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (Cu Ba) ngày

26/7/1953 là ai?

A. Chê Ghê-va-na.

B. Phi-đen Ca-xtơ-rô             

C.Ra-un Cax-tơ-rô

D. A-gien-đê

Xem lời giải