Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: Những người vợ nhớ chồng ... Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài Đất Nước đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta

Lời giải

Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài Đất Nước đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta. Câu thơ mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm:

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Ba Đen, Bà Điểm.

Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân Dân. Các thi liệu – hình ảnh người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò . con cóc con gà, những người dân nào... dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm., của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”... đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đem đến cho những động từ - vị ngữ ấy (góp cho, góp nên...) nhiều ý thơ  mới mẻ. nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào

Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ.

(Chim lượn trăm vòng)

 Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái quát,tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:

Và ở đâu trên khắp ruộng đông gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao nước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Ruộng đồng gò bãi... là hình ảnh của quê hương đất nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi... bất cứ ở đâu trên đất Việt Nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Hình tượng đất nước cùng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ, hoài bão cùa ông cha ta, tổ tiên ta mấy nghìn năm lịch sử dựng nước. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp từ “ôi” cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc. Vừa đĩnh đạc, hào hùng, vừa thiết tha, lắng đọng, vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ. Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được hiện diện một cách sâu sắc rộng lớn không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng".

Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài Đất Nước. Câu thơ mờ rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân hghĩa thủy chung... được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.

Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng đất nước mà nhà thơ ca ngợi tám hồn nhân dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên đất nước đã được nhân dân sáng tạo nên. Nhân dân là chủ nhân của đất nước.

Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về đất nước và nhân dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc dộng nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương:

Ôi! Việt Nam! Yêu suốt một đời...

(Tố Hữu)

Ta cảm thấv hãnh diện và lớn lên cùng đất nước.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”