Giải
a) Axit nhiều nấc
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion \(H^+\) là các axit một nấc.
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion \(H^+\) là các axit nhiều nấc.
- Thí dụ:
\(HCl \to {H^ + } + C{l^ - }\)
Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion \(H^+\), đó là axit một nấc.
\(\eqalign{
& {H_3}P{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {H_2}P{O_4}^ - \cr
& {H_2}P{O_4}^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + HP{O_4}^{2 - } \cr
& HP{O_4}^{2 - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + P{O_4}^{3 - } \cr} \)
Phân tử \({H_3}P{O_4}\) phân li ba nấc ra ion \(H^+\); \({H_3}P{O_4}\) là axit ba nấc.
b) Bazơ nhiều nấc
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion \(OH^-\) là các bazơ một nấc.
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion \(OH^-\) là các bazơ nhiều nấc.
- Thí dụ:
\(NaOH \to N{a^ + } + O{H^ - }\)
Phân tử NaOH khi tan trogn nước chỉ phân li một nấc ra ion \(OH^-\), NaOH là bazơ một nấc.
\(\eqalign{
& Mg{(OH)_2} \to Mg{(OH)^ + } + O{H^ - } \cr
& Mg{(OH)^ + } \to M{g^{2 + }} + O{H^ - } \cr} \)
Phân tử \(Mg{(OH)_2}\) phân li hai nấc ra ion \(OH^-\), \(Mg{(OH)_2}\) là bazơ hai nấc.
c) Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Thí dụ: \(Zn{(OH)_2}\) là hidroxit lưỡng tính:
\(Zn{(OH)_2} \to Z{n^{2 + }} + 2O{H^ - }\): Phân li theo kiểu bazơ
\(Zn{(OH)_2} \to 2{H^ + } + Zn{O_2}^{2 - }\) (*) : Phân li theo kiểu axit
d) Muối trung hòa
Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.
- Thí dụ: \(NaCl, (NH4)_2 SO_4, Na_2CO_3\).
\({\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4} \to 2N{H_4}^ + + S{O_4}^{2 - }\)
e) Muối axit
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion \(H^+\), thì muối đó được gọi là muối axit.
- Thí dụ: \(NaHCO_3, NaH_2PO_4 , NaHSO_4\).
\(NaHCO_3\to Na^+ + HCO_3^-\)