Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Giới vô cơ và giới hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ    

A. phân tử.     B. nguyên tử.      C. hoàn toàn khác biệt ở mọi cấp độ.             D. tế bào, mô.

Câu 2: Vật chất vô cơ khác vật chất hữu cơ thể hiện từ cấp độ:      

A. Phân tử        B. Tế bào             C. Cá thể                    D. Quần thể 

Câu 3: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:        

A. N2, NH3, H2 và hơi nước.                          B. CH4, CO2, H2 và hơi nước. 

C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.                        D. CH4, CO, H2 và hơi nước. 

Câu 4: Giai đoạn tiến hóa hóa học có sự kiện nổi bật

A. tạo thành chất hữu cơ protein, acid nucleic.                      B. tạo thành màng bao bọc.

C. tạo thành coacerva.                                                            D. hình thành nên giọt liposome.

Câu 5: Cho tia lửa điện cao thế phóng qua 1 hỗn hợp hơi nước, carbonic, metan, amoniac người ta đã thu được 1 số loại    

A. acid amin.                B. acid nucleic.     C. protein.                    D. glucose.

Câu 6: Mỗi tổ chức sống là một "hệ mở" vì     

A. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất hữu cơ.         

B. có sự tích lũy ngày càng nhiều các hợp chất phức tạp.     

C. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất vô cơ.            

D. thường xuyên có sự trao đổi chất, năng lượng với môi trường.

Câu 7: Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Quả đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng:     

A. hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.            B. tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.    

C. tia tử ngoại và năng lượng sinh học.          D. phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại

Câu 8: Kết quả quan trọng nhất của tiến hoá hoá học là

A. sự tạo ra các hợp chất vô cơ phức tạp.                 

B. sự tạo ra các hợp chất saccharite. 

C. sự tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ.

D. sự tích luỹ các nguồn năng lượng tự nhiên.

Câu 9: Để tạo thành những mạch polypeptide, các nhà khoa học đã đem một số hỗn hợp acid amin đun nóng ở nhiệt độ    

A. 120o – 150oC.              B. 150o – 180oC.     C. 180o – 210oC.              D. 210o – 240oC.

Câu 10: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hoá hoá học tuân theo qui luật    

A. hoá học.                  B. vật lý học.                     C. sinh học.                   D. vật lý và hoá học.  

Câu 11: Khả năng tự động duy trì, giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất của tổ chức sống là nhờ

A. quá trình trao đổi chất.                  B. quá trình tích lũy thông tin di truyền. 

C. khả năng tự điều chỉnh.                D. quá trình sao mã của ADN.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?   

A. Quá trình sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo sự sống sinh sôi nảy nở và duy trì liên tục.    

B. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền và cấu trúc của ADN ngày càng đổi mới.    

C. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới thường xuyên tự đổi mới thành phần tổ chức.    

D. ADN chỉ có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc ADN luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ.

Câu 13: Hai mặt biểu hiện trái ngược nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là     1304

A. đồng hoá và dị hoá.                        B. cảm ứng và sinh sản.    

C. vận động và dinh dưỡng.               D. sinh sản và phát triển.

Câu 14: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên trái đất lần lượt theo sơ đồ nào sau đây ?     

A. CH → CHON → CHO                             B. CH → CHO → CHON      

C. CHON → CHO → CH                  D. CHON → CH → CHO

Câu 15: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên chứa các chất khí sau ngoại trừ: 

A. Hơi nước (H2O)            B. Metan (CH4)     C. Amoniac (NH3)             D. Oxi

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa học?

A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thiết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

B. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học

C. Càng hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm thuở đó mà rơi xuống biển

D. Do tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như acidamin, nucleotide

Câu 17: Chất hữu cơ nào sau đây được hình thành đầu tiên trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất ?    

A. Protein và acid nucleic.                              B. Saccharite và lipid.   

C. Protein, saccharite và lipid.                        D. Cacbua hidro.

Câu 18: Thí nghiệm của Miller đã chứng minh điều gì?

A. Acid nucleic hình thành từ nucleotide         

B. Chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt quả đất 

C. Chất hữu cơ hình thành từ các chất vô cơ   

D. Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ      

Câu 19: Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào? 

A. Quang tổng hợp hay hóa tổng hợp            B. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên 

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống        D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học

Câu 20: Đặc điểm nổi bật của đại phân tử protein và acid nucleic là  

A. kích thước lớn.        B. khối lượng lớn.   C. đa dạng và đặc thù.  D. có cấu trúc đa phân

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là    

A. protein và acid nucleic.                              B. acid nucleic và lipid.     

C. saccharite và phospholipid.                        D. protein và lipid.

Câu 2: Điền thuật ngữ cho phù hợp vào Câu sau đây:  “Trong giai đoạn tiến hóa hóa học để hình thành sự sống , từ các chất khí CH4, NH3 , C2N2 , CO, H2O, dưới tác động của tác nhân lí hóa, tạo ra …1…….., sau đó biến thành …2… rồi thành ....3… như các acid amine. Các acid amine kết hợp thành……4……..rồi….......5.......... để tạo nên chất hữu cơ sinh vật.”   

a: protein phức tạp    b: protein đơn giản    c: chất 3 nguyên tố (C, H, O)    d: cacbua hidro    e: chất 4 nguyên tố (C, H, O, N)

Đáp án đúng là    

A. 1b – 2a – 3e – 4d – 5c 

B. 1a – 2b – 3c – 4d – 5e            

C. 1c – 2e – 3d – 4b – 5a 

D. 1d – 2c – 3e – 4b – 5a

Câu 3: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp

A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.

C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.

D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.

Câu 4: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là

A. hình thành các tế bào sơ khai.

B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.

C. hình thành sinh vật đa bào.

D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.

Câu 5: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh

A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.

B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.

C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ

Câu 6: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này có ý nghĩa gì?

A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic

B. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin

C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã

D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống

Câu 7: Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là hình thành

A. các chất hữu cơ từ vô cơ

B. axitnuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ

C. mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ

D. vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên

Câu 8: Đặc điểm nào chỉ có ở vật thể sống mà không có ở giới vô cơ?

A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axitnuclêic

B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá ,dị hoá và có khả năng sinh sản

C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường luôn thay đổi

D. Có hiện tượng tăng trưởng,cảm ứng,vận động

Câu 9: Côaxecva được hình thành từ:

A. Pôlisaccarit và prôtêin

B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành

C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo

D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống

Câu 10: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã có sự

A. tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.

B. tạo thành các coaxecva theo phương thức hóa học .

C. hình thành mầm mốmg những cơ thể đầu tiên theo phương thức hóa học.

D. xuất hiện các enzim theo phương thức hóa học.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN?

A. ARN chỉ có 1 mạch

B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin

C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim

D. ARN có khả năng sao mã ngược

Câu 12: Năm 1953, S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các acid amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: 

A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. 

C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. 

D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.

Câu 13: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu giai đoạn tiến hoá sinh học là   

A. xuất hiện qui luật chọn lọc tự nhiên.                     B. xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên.   

C. sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn.        D. xuất hiện Coacerva.

Câu 14: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?   

A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme (protein).   

B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.   

C. ARN có thành phần nucleotide loại uraxin.                                   

D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.

Câu 15: Mầm mống của những cơ thể sống đầu tiên trên Trái đất được hình thành ở:    

A. trên mặt đất.         B. trong không khí.                C. trong đại dương.    D. trong lòng đất.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Lịch sử phát triển của sinh vật gắn với lịch sử phát triển của   

A. sự tiến hóa hóa học.     B. sự tiến hóa sinh học.     C. hợp chất hữu cơ.      D. vỏ trái đất. 

Câu 2: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

Câu 3: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là

A. cambri => silua=> đêvôn=> pecmi=> cacbon=> ocđôvic

B. cambri=> silua=> cacbon=> đêvôn=> pecmi=> ocđôvic

C. cambri=> silua=> pecmi=> cacbon=> đêvôn=> ocđôvic

D. cambri=> ocđôvic=> silua=> đêvôn=> cacbon=> pecmi

Câu 4: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ    

A. Silua.                       B. Pecmi.                      C. Carbon (Than đá).           D. Cambri.

Câu 5: ... là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.   

A. Sinh vật cổ       B. Sinh vật nguyên thủy    C. Hóa thạch              D. Cổ sinh vật học

Câu 6: Urani 238 ( 238U ) có thời gian bán rã khoảng: 

A. 3,5 tỉ năm      B. 4,5 tỉ năm      C. 3 tỉ năm               D. 4 tỉ năm

Câu 7: Carbon 14 (14C) có thời gian bán rã khoảng: 

A. 5730 năm          B. 6730 năm     C. 7000 năm             D. 4730 năm

Câu 8: Sự kiện xảy ra ở kỉ Tam điệp là:   

A. Phát sinh thú và chim                     B. Xuất hiện loài người   

C. Xuất hiện thực vật có hoa              D. Dương xỉ phát triển mạnh mẽ

Câu 9: Hiện tượng thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ :   

A. Pecmi             B. Cambri                            C. Silua              D. Ocđôvi

Câu 10: Bò sát xuất hiện ở kỉ:       

A. Đêvôn             B. Tam điệp                         C. Pecme            D. Than đá

Câu 11: Loài người xuất hiện vào kỉ:

A. Đệ tứ của đại Tân sinh                   B. Phấn trắng của đại Trung sinh

C. Đệ tam của đại Tân sinh                 D. Jura của đại Trung sinh

Câu 12: Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Đêvôn là:

A. Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam

B. Khí hậu khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc

C. Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO2 

D. Băng hà, khí hậu lạnh khô

Câu 13: Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Cambri là:

A. Hình thành sa mạc                                  

B. Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO2

C. Di chuyển đại lục, băng hà, khí hậu khô    

D. Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam, biển tiến

Câu 14: Đại trung sinh gồm các kỉ:    

A. Phấn trắng, Jura, Tam điệp                         B. Đêvôn, Jura, Cambi    

C. Phấn trắng, Than đá, Tam điệp                   D. Than đá, Tam điệp, Pecmi

Câu 15: Cây có hoa ngự trị ở kỉ:     

A. Đệ tam          B. Tam điệp      C. Phấn trắng        D. Đệ tứ

Câu 16: Sự kiện xảy ra ở kỉ Cambri là: 

A. Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo             

B. Cây có mạch và động vật lên cạn 

C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị                            

D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở: 

A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh                B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh 

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh                                   D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh

Câu 18: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 19: Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là

A. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất.

B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao.

C. xuất hiện tảo.

D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi.

Câu 20: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.

B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.

C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.

D. Hóa thạch và khoáng sản.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào?

A. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí

B. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí

C. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí

D. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục,đại dương

D. Hiện nay các lục địa không còn trôi dạt nữa

Câu 3: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, ngươi ta thường dùng:

A. Cacbon 12

B. Cacbon 14

C. Urani 238

D. Phương pháp địa tầng

Câu 4: Sự kiện xảy ra ở kỉ Đêvôn là: 

A. Cây hạt trần ngự trị       

B. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện 

C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị

D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Câu 5: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? 

A. Đại Trung sinh          B. Đại Thái cổ     C. Đại Cổ sinh                 D. Đại Tân sinh

Câu 6: Sự sống từ dưới nước có điều kiện di cư lên cạn là nhờ: 

A. Hình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại         

B. Hoạt động quang hợp của sinh vật có diệp lục tao ra ôxi phân tử 

C. Xuất hiện thực vật có hoa hạt kín                             

D. Cả A và B

Câu 7: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở 

A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh                B. kỉ Krêta (Phấn trắng)

 C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh                                  D. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh

Câu 8: Sự phát sinh sự sống trên Quả đất lần lượt trải qua các giai đoạn là    

A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.                     

B. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.    

C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.         

D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Câu 9: Hiện nay sự sống trên trái đất đang xảy ra quá trình tiến hoá nào sau đây ? 

A. Tiến hoá tiền sinh học.                   B. Tiến hóa sinh học. 

C. Tiến hóa hóa học.                           D. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở

A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh              B. kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh

C. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh                      D. kỉ Jura của đại Trung sinh

Câu 11: Trong các giai đoạn tiến hóa của Trái đất, thì giai đoạn có thời gian kéo dài nhất là

A. tiến hoá hóa học.    B. tiến hoá lí học.        C. tiến hóa tiền sinh học.     D. tiến hóa sinh học.

Câu 12: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là : 

A. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học. 

B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học. 

C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi. 

D. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn tiến hóa hóa học

(2) Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là axit amin và protein

(3) Mầm mống của sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất được hình thành

(4) Quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 bước

(5) Chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2                             B. 3                             C. 5                             D. 4

Câu 14: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN? 

A. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.

B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.

C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).

D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất? 

A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên tế bào Prokaryote.

C.  Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.

D. Mầm mống của sự sống đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Cho các giai đoạn sau:

(1) Tiến hóa sinh học

(2) Tiến hóa tiền sinh học

(3) Tiến hóa hóa học

Quá trình tiến hóa trên trái đất diễn ra theo thứ tự?

A.  (1) - (2) - (3)

B. (3) - (2) - (1)

C. (2) - (3) - (1)

D.  (2) - (1) - (3) 

Câu 2: Cho các sự kiện sau:

(1) Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit amin.

(2) Sự tạo thành các hạt côaxecva.

(3) Sự hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

(4) Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(5) Sự xuất hiện của các enzim.

(6) Hình thành nên tế bào sơ khai đầu tiên.

Những sự kiện nào không diễn ra trong quá trình tiến hóa tiền sinh học?

A. (1), (2), (3), (4).                                          B.  (3), (4), (5).

C. (1), (3), (4).                                                 D.  (2), (5), (6).

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tiến hóa hóa học?

A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.

B. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ nhờ hoạt động của hệ enzim xúc tác.

C. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. Kết quả của quá trình tiến hóa học là hình thành nên các đại phân tử có khả năng nhân đôi.

Câu 4: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm: 

A. CH4, CO2, H2 và hơi nước.                                   B. N2, NH3, H2 và hơi nước.

C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.                                   D. CH4, CO, H2 và hơi nước.

Câu 5: Hạt Côaxecva được hình thành từ sự kết hợp của?

A. Các loại dung dịch keo hữu cơ trong đại dương.

B.  Các hợp chất pôlisaccarit tan trong đại dương.

C.  Các hợp chất prôtêin với axit nuclêic trong đại dương

D. Các hợp chất lipit với pôlisaccarit trong đại dương.

Câu 6: Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là?

A. Hình thành các tế bào nhân thực.

B.  Hình thành các đại phân tử hữu cơ.

C. Hình thành các tế bào sơ khai.

D. Hình thành các hạt côaxecva.

Câu 7: Ngày nay chất sống có tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học không? Vì sao?    

A. không, vì thiếu tia tử ngoại.    

B. không, vì chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân hủy.    

C. có, vì các chất vô cơ như CO2, H2O, CH4 vẫn chiếm 1 số lượng lớn trong tự nhiên.    

D. có, vì công trình thực nghiệm của S. Miller đã chứng minh được.

Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là    

A. protein và acid nucleic.                              B. acid nucleic và lipid.     

C. saccharite và phospholipid.                        D. protein và lipid.

Câu 9: Năm 1953, S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các acid amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: 

A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. 

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. 

C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. 

D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất

Câu 10: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?   

A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme (protein).   

B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.   

C. ARN có thành phần nucleotide loại uraxin.                                   

D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.

Câu 11: Qua chọn lọc tự nhiên, hệ đại phân tử nào tiếp tục phát triển thành sinh vật ?   

A. Protein – lipid.                               B. Protein – saccharite.     

C. Protein – acid nucleic.                    D. Acid nucleic – lipid.

Câu 12: Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:         “Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình … (I)… của các hợp chất của … (II)..., dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử … (III).... có khả năng … (IV)....”  

a. protein và acid nucleic.       b. cacbohidrat và lipid            c. tiến hoá        d. phát triển  

e. carbon   f. nitơ                     g. tự nhân đôi, tự đổi mới.      h. tự sao chép

Tổ hợp đáp án chọn đúng là   

A. I d, II e, III b, IV h                                    B. I c, II e, III b, IV g     

C. I d, II f, III a, IV h                                    D. I c, II e, III a, IV g

Câu 13: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu giai đoạn tiến hoá sinh học là   

A. xuất hiện qui luật chọn lọc tự nhiên.         

B. xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên.   

C. sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn.    

D. xuất hiện Coacerva.

Câu 14: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:

A. ATP                                                           B. Năng lượng tự nhiên

C. Năng lượng hoá học                                  D. Năng lượng sinh học

Câu 15: Đặc điểm nào chỉ có ở vật thể sống mà không có ở giới vô cơ?

A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axitnuclêic

B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá ,dị hoá và có khả năng sinh sản

C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường luôn thay đổi

D. Có hiện tượng tăng trưởng,cảm ứng,vận động

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.

D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

Câu 2: Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?

A. Châu Phi                B. Châu Á                   C. Đông nam châu Á              D. Châu Mỹ

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú

B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng

C. Mấu lồi ở mép vành tai

D. Chi trước ngắn hơn chi sau

Câu 4: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:

A. Homo erectus và Homo sapiens                            B. Homo habilis và Homo erectus

C. Homo neandectan và Homo sapiens                     D. Homo habilis và Homo sapiens

Câu 5: Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng

A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.

B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.

C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.

D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.

Câu 6: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là

A. Homo habilis         B. Homo sapiens         C. Homo erectus         D.Homo neanderthalensis.

Câu 7: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh

A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc

B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống

C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người

D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?

A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến đa bào phức tạp

B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với môi trường

C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau

D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng,thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới

Câu 9: Con người thích nghi với môi trường sống chủ yếu qua: 

A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh                  B. biến đổi hình thái sinh lí cơ thể 

C. sự phát triển của lao động và tiếng nói               D. sự phân hóa và chuyển hóa các cơ quan

Câu 10:  Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là

A. tay người không chỉ là cơ quan mà còn là sản phẩm của quá trình lao động.

B. lao đông đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.

C. quá trình phát sinh loài người bắt đầu từ cuối kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh.

D. tiếng nói con nguời đã phát sinh từ nhu cầu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lao động.

Câu 11: Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của: 

A. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động          

B. Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải 

C. Việc dùng lửa để nấu chín thức ăn                      

D. Đời sống tập thể

Câu 12: Dạng vượn người được xem là có họ hàng gần giũ nhất với loài người hiện đại là: 

A. Đười ươi                  B. vượn                     C. Tinh tinh                 D. Gônrila

Câu 13: Dáng đứng thẳng đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể? 

A. Bàn chân có dạng vòm    

B. Bàn tay được hoàn thiện 

C. Lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong            

D. Giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng vận chuyển

Câu 14: Biến đổi nào dưới đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển ? 

A. Không có gờ mày.                                                 B. Trán rộng và thẳng.

C. Hàm dưới có lồi cằm rõ.                            D. Xương hàm thanh.

Câu 15: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là 

A. bộ não có kích thước lớn.                                      B. có hệ thống tín hiệu thứ 2. 

C. đẻ con và nuôi con bằng sữa.                     D. khả năng biểu lộ tình cảm. 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác có thể do: 

A. Giữa các quần thể người hiện nay gần như không có các cơ chế cách li 

B. Con người không chịu tác động của CLTN                     

C. Người hiện đại đã ở bậc thang tiến hóa cao nhất 

D. Con người hiện đại đã phát triển toàn diện

Câu 2: Loài người và các loài vượn ngày nay có nhiều đặc điểm giống nhau. Điều đó chứng tỏ: 

A. loài người đã được tiến hóa từ loài vượn                                                               

B. sự giống nhau là do tiến hóa hội tụ 

C. loài người và các loài vượn ngày nay  được tiến hóa từ một tổ tiên chung   

D. do hiện tượng lại giống

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người

A. Có đuôi, hoặc có nhiều đôi vú                   B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng.

C. Mấu lồi ở mép vành tai                              D. Tay (chi trước) ngắn hơn chân (chi sau)

Câu 4: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài

A. H. erectus               B. H. habilis                C. H. neanderthallelesis           D. H. sapiens

Câu 5: Khi chuyển xuống sống trên mặt đất, di chuyển bằng hai chân đã dẫn đến biến đổi nào sau đây về các chi của người?

A. Ngón chân cái không còn đối diện với các ngón còn lại. 

B. Ngón chân cái đối diện với các ngón còn lại.

C. Ngón tay cái đối diện với các ngón còn lại.

D. Bàn tay và bàn chân có 5 ngón.

Câu 6: Một điểm giống nhau trong hoạt động sinh sản giữa người và thú và không có ở các lớp động vật có xương khác là 

A. đẻ con và nuôi con bằng sữa.                     B. thụ tinh trong cơ thể. 

C. chăm sóc con non sau khi sinh ra.              D. có mùa sinh sản nhất định.

Câu 7: Khi nói về sự giống nhau giữa người và vượn người, đặc điểm nào dưới đây là đúng?

A. Bộ não to hơn hẳn các loài động vật khác, hoạt động thần kinh phát triển.

B. Bộ não nhỏ với nhiều khúc cuộn và nếp nhăn, có biểu lộ tình cảm.

C. Bộ não to với nhiều khúc cuộn, chỉ có hệ thống tín hiệu thứ nhất.

D.  Bộ não to với nhiều nếp nhăn, lồi cằm rất rõ.

Câu 8: Cho các nhận đinh sau:

(1) Gorila được xem là loài có quan hệ gần gũi thứ 2 với loài người sau tinh tinh.                                      

(2) Đặc điểm ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển là có lồi cằm rõ.

(3) Hệ quả quan trọng nhất của việc hình thành dáng đứng thẳng giúp chính là giải phóng đôi tay cho việc cầm nắm.                                          

(4) Điểm rõ nhất để phân biệt người và động vật chính là cấu tạo bộ não.

(5) Vượn người và người đều có dạng cột sống hình chữ S.

(6) Vượn người và người tiến hóa theo 2 hướng khác nhau.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 2                 B. 6                             C. 3                             D. 1

Câu 9: Khi nói về nội dung giả thuyết “ra đi từ Châu Phi”, phát biểu nào dưới đây đúng

A. Từ H. habilis ở châu Phi di cư sang các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau loài h.habilis tiến hóa thành H. sapien.

B. H. sapiens được hình thành từ loài H. habilis ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác.

C. Từ H. erectus ở châu Phi di cư sang các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau loài H.erectus tiến hóa thành H. sapien.

D. Từ H. erectus ở châu Phi tiến hóa thành H. sapiens rồi phát tán sang các châu lục khác.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Loài người được phát sinh từ kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh.

B. Ngày nay, loài người hiện đại ít chịu tác động của quy luật sinh học.

C. Nhờ tiến hóa xã hội mà tuổi thọ của con người được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Nhờ có các nhân tố tự nhiên mà con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự phát sinh loài người?

A. Loài người hiện đại được hình thành từ loài H. habilis ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác.

B. Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là H. neanderthalensis.

C. Từ tổ tiên người khéo léo H. habilis đã phát sinh ra người đứng thẳng H. erectus.

D. Loài vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người hiện đại

Câu 12: Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người?

A. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận giữ.

B. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

C. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

D. Thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở vượn người?

A. Biết dùng cành cây để lấy thức ăn.

B. Đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân sau.

C. Hình dạng, kích thước tương đồng với người.

D. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn.

Câu 14: Yếu tố đóng vai trò quan trọng làm cho loài người có sự khác biệt cơ bản với động vật là:

A. biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.

B. biết sử dụng công cụ lao động và lao động.

C. hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai.

D. chuyển từ đời sống trên cây xuống đất.

Câu 15: Nghiên cứu nào sau đây không phải là một trong các nội dung nghiên cứu của giả thuyết "ra đi từ châu Phi"?

A. ADN ti thể             B. NST Y                    C. Nhóm máu              D. Hóa thạch

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.

Câu 2: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

(1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đôn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…).

(2) Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

(4) Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.

A. 1                                 B. 2                                    C. 3                             D. 4

Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

A. (2), (4) và (6)                     B. (2), (5) và (6)          C. (3), (4) và (6)          D. (1), (5) và (6)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.

D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Câu 5: Khi nói về sự phát triển của sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ kỉ Jura của đại Trung sinh.

(2) Đại Tân sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát.

(3) Đại cổ sinh là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền.

(4) Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

A. 1                               B. 2                          C. 3                     D. 4

Câu 6: Khi nói về đại Tân sinh, có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng?

(1) Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

(2) Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ.

(3) Phân hóa các lớp Chim, Thú, Côn trùng.

(4) Ở kỉ Đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.

A. 1                       B. 2                                 C. 3                                D. 4

Câu 7: Đại Trung sinh gồm các kỉ:

A. Cambri – Silua – Đêvôn.                           B. Cambri – Tam điệp – Phấn trắng.

C. Tam điệp – Silua – Phấn trắng.                  D. Phấn trắng – Jura – Tam điệp.

Câu 8: Giai đoạn từ khi sự sống xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay được gọi là

A. tiến hóa hóa học                                        B. tiến hóa xã hội

C. tiến hóa sinh học                                        D. tiến hóa tiền sinh học

Câu 9: Có bao nhiêu nội dung sau đây là sai khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống?

(1) Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước sau đó mới lên cạn.

(2) Sự sống chỉ được lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện.

(3) Sinh vật dị dưỡng có trước, sinh vật tự dưỡng xuất hiện sau.

(4) Ngày nay, sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.

A. 1                               B. 2                          C. 3                             D. 4

Câu 10: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

A. Kỉ Cacbon        B. Kỉ Pecmi                      C. Kỉ Đêvôn        D. Kỉ Triat

Câu 11: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của

A. thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú                    B. thực vật hạt trần, chim và thú

C. thực vật hạt kín, chim và thú                                 D. thực vật hạt kín và thú

Câu 12: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở:

A. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.             B. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.                                 D. kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.

Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở: 

A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh  B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh 

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh                                  D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh

Câu 14: Hiện tượng thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ :   

A. Pecmi             B. Cambri                C. Silua              D. Ocđôvi

Câu 15: Sự kiện xảy ra ở kỉ Cambri là: 

A. Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo             

B. Cây có mạch và động vật lên cạn 

C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị                            

D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguồn gốc sự sống theo quan niệm hiện đại?

A. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

B. Các axít nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các nuclêôtít theo con đường trùng phân.

C. Các axít nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các axít amin theo con đường trùng phân.

D. ARN đã xuất hiện trước ADN.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguồn gốc sự sống?

A. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

C. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.

D. Tiến hóa sinh học là giai đoạn tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.

Câu 3: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ trong giai đoạn tiến hóa hóa học là nhờ

A.các nguồn năng lượng nhân tạo                

B. tác động của enzim và nhiệt độ.

C.tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên.      

D. do các trận mưa kéo dài hàng nghìn năm

Câu 4: Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi

A. từ các chất hữu cơ đơn giản.

B. từ các đại phân tử là lipit, prôtêin.

C. từ các chất hữu cơ đơn giản trong khí quyền nguyên thuỷ.

D. từ các chất vô cơ trong khí quyên nguyên thuỷ.

Câu 5: Hiện nay, người ta giả thiết rằng, trong giai đoạn tiến hóa hóa học, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất là

A.ADN (axít đêôxrribônuclêíc).                     B. ARN (axít ribônuclêíc).

C.Prôtên.                                                         D. Sáccarít.

Câu 6: Các giọt côaxecva được hình thành từ

A. các đại phân tử hòa tan trong nước đại dương.

B. các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

C. các đại phân tử có dấu hiệu trao đôi chất với môi trường.

D. hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.

Câu 7: Đại Cổ sinh gồm các kỉ:  

A. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Tam điệp, Cambri  

B. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Jura, Cambri  

C. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Phấn trắng, Cambri  

D. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Ocđvi, Cambri

Câu 8: Đại Tân sinh gồm các kỉ:    

A. Phấn trắng, Đệ tam     B. Phấn trắng, Đệ tứ     C. Than đá, Đệ tam     D. Đệ tam, Đệ tứ

Câu 9: Đại Trung sinh gồm các kỉ:

A. Cambri – Silua – Đêvôn.                           B. Cambri – Tam điệp – Phấn trắng.

C. Tam điệp – Silua – Phấn trắng.                  D. Phấn trắng – Jura – Tam điệp.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?

A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại lượng nguyên thủy tạo thành các keo này có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của CLTN.

C. Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy, từ chất hữu cơ phức tạp.

Câu 11: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài

A. Homo. Sapiens      B. Homo. Habilis        C. Homo. Erectus       D. Homo. neanderthalenis

Câu 12: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là:

A. sự thay đổi điều kiện địa chất ở kỉ Đệ tam                       

B. quá trình biến dị, giao phối, CLTN

C. việc chế tạo, sử dụng công cụ lao động có mục đích

D. nhân tố xã hội

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa từ các chất vô cơ đơn giản hình thành nên các hợp chất hữu cơ đơn giản rồi đến các chất hữu cơ phức tạp.

B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học được tính từ khi bắt đầu hình thành những hợp chất hữu cơ đơn giản đến toàn bộ sinh giới như ngày nay.

C. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tính từ khi xuất hiện những dạng sống đầu tiên trên Trái Đất đến toàn bộ sinh giới đa dạng, phong phú như ngày nay.

D. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tính từ những hợp chất hữu cơ đơn giản đến các sinh vật đầu tiên.

Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh loài người?

A. Đại Cổ sinh                        B. Đại Trung sinh        C. Đại Nguyên sinh    D. Đại Tân sinh

Câu 15: Cho các nhận xét sau:
1. Trôi dạt lục địa giúp phát sinh các loài mới.
2. Lịch sử Trái Đất được chia làm 5 Đại.
3. Các kỉ được đặt tên theo tên địa phương nơi đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá, hoặc theo tên lớp đất đá.
4. Sự biến đổi liên tục của Trái Đất kéo theo sự biến đổi của bộ mặt sinh giới.
5. Sau mỗi lần sáp nhập, chia tách lục địa đã làm hủy diệt toàn bộ sinh vật sống trước đó.
6. Ngày nay, hiện tượng trôi dạt lục địa không còn diễn ra nữa.
Số phát biểu không đúng là:

A. 2                             B. 1                             C. 3                             D. 0

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học             II. Tiến hóa sinh học             III. Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A. I → III  →  II                    B. II  →  III  →  I     

C. I → II  →  III                    D. III  →  II  →  I

Câu 2: Fox thực hiện thí nghiệm đã tạo ra prôtêin nhiệt nhằm chứng minh điều gì?

A. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất vô cơ đơn giản.

B. Trong điều kiện nguyên thủy, chất hữu cơ được hình thành từ năng lượng tự nhiên.

C. Các đơn phân axit amin kết hợp được với nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản.

D. Các đơn phân nuclêôtit kết hợp với nhau tạo thành đại phân tử axit nuclêic.

Câu 3:  Cho các hợp chất, phân tử sau khi được xuất hiện trong quá trình tiến hóa hóa học:
1. Axit amin, nuclêôtit                        2. Hiđrôcacbon                        3. Saccarit, lipit
4. ARN                                               5. Prôtêin, axit nuclêic            6. ADN
Phương án nào sau đây là đúng khi sắp xếp các hợp chất, phân tử đã cho theo thứ tự xuất hiện từ trước đến sau?

A. 2  →  3  →  1  →  5  →  6  →  4                           B. 1  →  3  →  2  →  5  →  6  →  4

C. 2  →  3  →  1  →  5  →  4  →  6                           D. 1  →  3  →  2  →  5  →  4  →  6

Câu 4: Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo neanderthalensis, số phát biểu đúng là:
1. Sống thành bộ lạc.
2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
3. Đã biết dùng lửa thông thạo, đã biết săn bắn động vật.
4. Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.

A. 1                 B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Dạng vượn người bắt đầu xuất hiện ở kỉ nào?

A. Đệ Tứ                     B. Krêta                      C. Đệ Tam                   D. Tân sinh

Câu 6: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

A. (2), (4) và (6)         B. (2), (5) và (6)          C. (3), (4) và (6)          D. (1), (5) và (6)

Câu 7: Khi nói về sự phát triển của sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ kỉ Jura của đại Trung sinh.

(2) Đại Tân sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát.

(3) Đại cổ sinh là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền.

(4) Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

A. 1                                            B. 2                         C. 3                               D. 4

Câu 8: Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các loại hóa thạch.

B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.

C. Thời gian hình thành và phát triển của Trái Đất.

D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.

Câu 9: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?

A. Xương hàm bé                                           B. Góc quai hàm nhỏ

C. Có lồi cằm rõ                                              D. Răng nanh ít phát triển

Câu 10: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

A. Kết hợp nghiên cứu về hệ thống học sinh học và cổ sinh vật học giúp xây dựng được cây phát sinh chủng loại.

B. Cằm của người là đặc điểm xuất hiện gần đây nhất so với các đặc điểm khác trên nhánh tiến hóa của loài người.

C. Trên chuỗi Hemoglobin của người và của vượn Gibbon khác nhau về 1 axit amin.

D. Gôrila được xem là loài có họ hàng gần gũi thứ hai với loài người sau tinh tinh.

Câu 11: Bò sát cổ lần lượt phát sinh, phát triển, tuyệt diệt ở các kỉ:

A. Cacbon - Jura - Đệ Tam                                         B. Pecmi - Jura - Đệ Tam

C. Pecmi - Jura - Đệ Tứ                                              D. Cacbon - Jura – Krêta

Câu 12: Cây hạt trần và bò sát khổng lồ phát triển hưng thịnh ở đại Trung sinh do:

A. Sự phát triển của cây hạt trần là nguồn thức ăn dồi dào của các loài lưỡng cư - thức ăn của bò sát khổng lồ.

B. Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại đời sống dưới nước và phát triển mạnh.

C. Khí hậu ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật hạt trần, kéo theo sự phát triển của bò sát.

D. Do sự phát sinh của nhiều loài chim, thú ở kỉ Triat (đại Trung sinh) - nguồn thức ăn quan trọng của bò sát cổ.

Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. dương xỉ phát triển mạnh; thực vật có hạt xuất hiện; lưỡng cư ngự trị; phát sinh bò sát.

B. cây hạt trần ngự trị; phân hóa bò sát cổ; cá xương phát triển; phát sinh thú và chim.

C. cây hạt trần ngự trị; bò sát cổ ngự trị; phân hóa chim.

D. phân hóa cá xương; phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

Câu 14: Trong quá trình phát sinh loài người Homo sapiens, khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Từ Homo erectus đã hình thành nên loài Homo sapiens.

B. Người và tinh tinh tách ra từ một tổ tiên chung cách đây khoảng 5-7 triệu năm.

C. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là Homo habilis.

D. Homo habilis có thể tích hộp sọ lớn hơn Homo erectus và đã biết dùng lửa.

Câu 15: Cho các nhận xét sau:
1. Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng đứng thẳng.
2. Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.
3. Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.
4. Người neanderthalensis có cùng một nguồn gốc chung với loài Homo sapiens nhưng tiến hóa theo hai nhánh khác nhau và hiện tại đã tuyệt chủng.
5. Người neanderthalensis đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo như: dao, búa, rìu,... và bước đầu có đời sống văn hóa.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Xem lời giải