Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Có các loại nhân tố sinh thái nào:

A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.

B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 3: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là

A. khoảng gây chết.   B. khoảng thuận lợi.   C. khoảng chống chịu.            D. giới hạn sinh thái.

Câu 4: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.

D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 6: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là:

A. ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật 

B. tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật 

C. điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật 

D. tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật

Câu 7: Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

C. khoảng không gian mà ở đó có chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

D. giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái nhất định tác động lên sinh vật mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được qua thời gian.

Câu 8: Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái:
1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
2. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.
3. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.
4. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.
5. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 9: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 10: Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và giá trị này khác nhau giữa các loài.

B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.

C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

D. Khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

Câu 11: Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:

A. khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.

B. khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.

C. khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể.

D. điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Câu 12: Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quý hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì:

A. kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể.

B. kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen giữa các quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

C. số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.

D. số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng tần số alen lặn có hại.

Câu 13: Nếu như trong một mẻ lưới đánh bắt cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều, còn cá lớn rất ít, điều đó chứng tỏ:

A. cá đang bước vào thời kì sinh sản.            

B. nghề cá đang khai thác hiệu quả.

C. nghề cá đang chưa khai thác hết tiềm năng.         

D. nghề cá đang ở tình trạng khai thác quá mức.

Câu 14: Khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Giải thích nào sau đây không hợp lí?

A. Số lượng cá thể quá ít nên giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

C. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái trong quần thể giảm.

D. Nguồn sống của môi trường giảm không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

Câu 15: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:

A. kiểu phân bố của quần thể.                        B. kích thước của quần thể.

C. cấu trúc tuổi của quần thể.             D. mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 16: Cho các hoạt động sau:
1. Gà thường đi kiếm ăn vào buổi sáng tới khi trời tối mới về chuồng.
2. Cây họ đậu mở lá khi trời sáng và khép lại khi trời tối.
3. Cây thường mọc cong về nơi có ánh sáng.
4. Xoan thường rụng lá vào mùa đông.
5. Chim di cư từ nơi giá lạnh về nơi ấm áp để sinh sản.
6. Khi gặp lạnh người thường có phản ứng nổi gai ốc.
Số hoạt động không phải là nhịp sinh học là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 17: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây ưa bóng?

A. Gừng, vạn niên thanh, dương xỉ, phong lan

B. Gừng, vạn niên thanh, phi lao, cây lúa

C. Vạn niên thanh, phi lao, cây lúa, dương xỉ

D. Phong lan, cây gỗ tếch, phi lao, giềng

Câu 18: Một nhà sinh thái học đang nghi ngờ một quần thể tăng trưởng một cách nhanh chóng, cơ sở nào để ông ta khẳng định điều đó?

A. Chứa nhiều cá thể tiền sinh sản hơn cá thể đang sinh sản.

B. Kích thước quần thể gần với sức chứa của môi trường.

C. Kích thước quần thể thấp hơn sức chứa của môi trường.

D. Quần thể chứa nhiều cá thể đang trong thời kì sinh sản.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên đời sống sinh vật?

A. Các tia tử ngoại giúp sinh vật có thể tổng hợp vitamin D tuy nhiên có thể gây ra đột biến.

B. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm thấp nên sâu Sòi thường đình dục.

C. Môi trường nước là môi trường thích hợp với các loài động vật có giới hạn chịu nhiệt rộng.

D. Cây đước có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân nhằm giữ vững cơ thể là sự thích nghi của cơ thể với môi trường.

Câu 20: Kết luận nào sau đây không đúng về động vật hằng nhiệt? 

A. Các loài thuộc lớp thú, chim, bò sát là động vật hằng nhiệt.

B. Động vật hằng nhiệt ở vùng nóng có kích thước nhỏ hơn động vật hằng nhiệt ở vùng lạnh.

C. Khi ngủ đông, gấu vẫn giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định.

D. Các loài động vật hằng nhiệt có những cơ chế tự điều chỉnh được nhiệt độ của cơ thể.

Câu 21: Sự quần tụ giúp sinh vật:
1. Dễ dàng săn mồi và chống lại kẻ thù tốt hơn.
2. Dễ bắt cặp trong mùa sinh sản.
3. Khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết sẽ cao hơn.
4. Có giới hạn sinh thái rộng hơn.

A. 1, 3, 4                     B. 1, 2, 4                     C. 2, 3, 4                     D. 1, 2, 3

Câu 22: Về mặt sinh thái, cân bằng quần thể là:

A. trạng thái mà thành phần kiểu gen của quần thể đạt mức cân bằng.

B. trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định, phù hợp với sức chứa của môi trường.

C. trạng thái mà quần thể có số lượng cá thể giữ nguyên không đổi.

D. trạng thái mà tần số alen của quần thể duy trì không đổi qua các thế hệ ngẫu phối.

Câu 23: Những đặc trưng của quần thể giao phối là:
1. Tỉ lệ giới tính
2. Cấu trúc nhóm tuổi
3. Sự đa dạng về thành phần loài
4. Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài
5. Kiểu phân bố

A. 1, 2, 5                     B. 1, 2, 4                     C. 2, 3, 4                     D. 2, 4, 5

Câu 24: Phát biểu đúng về cấu trúc tuổi của quần thể trẻ là:

A. đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao.

B. đáy tháp hẹp, nhóm tuổi đang sinh sản chiếm tỉ lệ cao.

C. đáy tháp hẹp, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng thẳng.

D. đáy tháp vừa phải, tỉ lệ sinh cân bằng với tỉ lệ tử vong.

Câu 25: Một số loài chim có tập tính di cư từ nơi lạnh về nơi ấm áp để sinh sản. Những loài chim này thường dựa vào yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây để định hướng trong không gian?

A. Tốc độ gió              B. Nhiệt độ môi trường          C. Âm thanh        D. Ánh sáng mặt trời

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần thể nào dưới đây phân bố đồng đều?

A. Những con giun sống ở nơi có điều kiện ẩm ướt.

B. Đám cỏ lào mọc ven rừng.

D. Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi biển.

D. Những con sâu trên cây chuối.

Câu 2: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh trạnh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loài giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự CLTN.

(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.

A. 4                              B. 3                           C. 5                             D. 2

Câu 3: Nhóm cá thể sinh vật nào dưới đây là 1 quần thể?

A. Cỏ ven bờ hồ

B. Cá rô phi đơn tính trong hồ

C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ

D. Chuột trong vườn

Câu 4: Cho các đặc điểm sau:

(1) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

(2) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

(3)  Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau

(4) Quần thể bao gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi khác xa nhau

(5) Các quần thể có khu phân bố rất rộng, giới hạn bới các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển...

Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. 2            B. 3          C. 5                 D. 4

Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc sống thành bầy đàn ở các loài động vật trong tự nhiên?

A. Tăng khả năng sống sót và sinh sản.

B. Săn bắt mồi tốt hơn.

C. Chống lại kẻ thù tốt hơn.  

D. Cả A, B, C

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Câu 7: Hai con hươu đực “đấu sừng“ tranh giành 1 con hươu cái là biểu hiện của

A. Chọn lọc kiểu hình   

B. Kí sinh cùng loài   

C. Cạnh tranh cùng loài

D. Quan hệ hỗ trợ

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là do

A. có cùng nhu cầu sống

B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi

C. đối phó với kẻ thù

D. mật độ cao

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Ở những loài trinh sản, tỉ lệ con đực cao hơn con cái.

(2) Tuổi thọ sinh thái là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

(3) Thành phần nhóm tuổi luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

(4) Sự thay đổi tỉ lệ giới tính không chịu ảnh hưởng của mật độ cá thể trong quần thể.

(5) Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản giảm mạnh.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2           B. 1             C. 4            D. 3

Câu 10: Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc trưng tăng trưởng của quần thể?

 A. 1               B. 2           C. 3              D. 4

Câu 11: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy, ở thời điểm ban đầu có 5000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 1,5%/năm; tỉ lệ nhập cư là 0,5%năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là?

A. Số lượng cá thể trong quần thể là 4300 cá thể.

B. Số lượng cá thể trong quần thể là 4350 cá thể.

C. Số lượng cá thể trong quần thể là 5700 cá thể.

D. Số lượng cá thể trong quần thể là 5650 cá thể.

Câu 12: Nhân tố sinh thái nào dưới đây không bị chi phối bởi mật độ quần thể?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

B. Số lượng kẻ thù ăn thịt

C. Sự phát tán của các cá thể trong quần thể

D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn

Câu 13: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 14: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?

A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.

B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.

Câu 15: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 16: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:

A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng mức độ sinh sản.

C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Câu 17: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành nhóm trong tự nhiên?

A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. 

B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.

C. Tự vệ tốt hơn.

D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 19: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 20: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

C. Hiện tượng tự tỉa thưa.

D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 22: Ăn thịt đồng loại xảy ra do:

A. tập tính của loài.

B. con non không được bố mẹ chăm sóc.

C. mật độ của quần thể tăng.  

D. quá thiếu thức ăn.

Câu 23: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Kí sinh cùng loài.

D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 24: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:

A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.

B. do nhiệt độ môi trường.

C. do tập tính đa thê.

D. phân hoá kiểu sinh sống.

Câu 25: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:

A. phân hoá giới tính.

B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.

C. tỉ lệ phân hoá.

D. phân bố giới tính.

Câu 2: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:

A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.

B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.

D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 3: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Câu 4: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 5: Kích thước của một quần thể không phải là:

A.tổng số cá thể của nó.

B.tổng sinh khối của nó.

C.năng lượng tích luỹ trong nó.

D.kích thước nơi nó sống.

Câu 6: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 7: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lưỡng cư.                B. Cá xương.

C. Thú.                        D. Bò sát.

Câu 8: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.

B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 9: Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 10: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa bóng và chịu hạn.          B. ưa sáng.

C. ưa bóng.                           D. chịu nóng.

Câu 11: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng.

B. địa điểm sinh sản của chúng.

C. địa điểm thích nghi của chúng.

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Chịu được ánh sáng mạnh.

B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

C. Lá xếp nghiêng.

D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?

A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.

B. Mọc dưới bóng của cây khác.

C. Lá nằm ngang.

D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.

Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.

B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.

C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.

D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 15: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.

Câu 16: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động theo chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.                    B. 1, 3, 4. 

C. 2, 3.                    D. 2, 3, 4.

Câu 17: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:

A. biến động theo chu kì ngày đêm.

B. biến động theo chu kì mùa.

C. biến động theo chu kì nhiều năm.

D. biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu 18: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A. biến động tuần trăng.

B. biến động theo mùa

C. biến động nhiều năm.

D. biến động không theo chu kì

Câu 19: Ý nghĩa của quy tắc Becman là:

A.tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể

B.động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường

C.động vật có tai, đuôi và các chi bé, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể

D.động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể

Câu 20: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:

A.hạn chế sự thoát hơi nước

B.tăng cường tích lũy chất hữu cơ

C.giảm tiếp xúc với môi trường

D.tránh sự phá hoại củ sâu bọ.

Câu 21: Quần thể nào dưới đây phân bố đồng đều?

A. Những con giun sống ở nơi có điều kiện ẩm ướt.

B. Đám cỏ lào mọc ven rừng.

C. Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi biển.

D. Những con sâu trên cây chuối.

Câu 22: Khi sống trong cùng một sinh cảnh, chung nguồn thức ăn, để giảm bớt sự cạnh tranh, một số loài thường có xu hướng:

A. một số cá thể tự tách ra khỏi quần thể.

B. phân li ổ sinh thái.

C. lựa chọn nơi ở có ít kẻ thù hơn.

D. phân li thành nhiều kiểu hình khác nhau.

Câu 23: Để thích nghi với môi trường nước, một số loài như tôm, cá đã hình thành mang. Đặc điểm này giúp tôm, cá:

A. bơi nhanh hơn trong môi trường nước.               

B. định hướng khi bơi ở mực nước sâu, thiếu ánh sáng.

C. lấy được lượng ôxi hòa tan ít ỏi trong nước.

D. để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định.

Câu 24: Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có hai loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật thể trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là:

A. giảm sự cạnh tranh giữa hai loài.

B. tăng hàm lượng ôxi trong nước.

C. rong làm nguồn thức ăn cho cá.

D. giữ độ pH của nước trong hồ ổn định.

Câu 25: Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền ở mức thấp. Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất, người ta sử dụng cách nào trong các cách sau đây?

A. Thiết lập một khu bảo tồn với diện tích nhất định để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên.    

B. Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại ra từ quần thể khác do cạnh tranh gay gắt.

C. Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.

D. Kiểm soát các quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố đó.

II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.

IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

A. 1           B. 2            C. 4              D. 3

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.

B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.

D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.

Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về ổ sinh thái?

(1) Các loài rất xa nhau về nguồn gốc vẫn có thể có ổ sinh thái trùng nhau một phần.

(2) Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì quan hệ hỗ trợ càng tăng.

(3) Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

(4) Các loài gần nhau về nguồn gốc có ổ sinh thái có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.

(5) Các loài có cùng một nơi ở bao giờ cũng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

A. 3             B. 5             C. 2             D. 4

Câu 6: Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên?

A. Phân bố ngẫu nhiên    

B. Phân bố theo nhóm 

C. Phân bố đồng đều

D. Phân bố theo độ tuổi

Câu 7: Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.

B. hỗ trợ khác loài.

C. hỗ trợ cùng loài. 

D. cạnh tranh khác loài.

Câu 8: Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn đến thay đổi:

A. ổ sinh thái của loài.

B. giới hạn sinh thái của các cá thể.

C. kích thước của môi trường sống.

D. kích thước quần thể.

Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 10: Khi trồng rau xanh cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali. Đây là ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào?

A. Quy luật giới hạn sinh thái

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

C. Quy luật tác động tổng hợp

D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

Câu 11: Vào mùa hè, các yếu tố giới hạn chính đối với các động vật thủy sinh sống trong các hồ nước nông là:

A. Độ pH của nước, nguồn thức ăn và nhiệt độ.

B. Nhiệt độ, ánh sáng và hàm lượng ôxi hòa tan.

D. Nguồn thức ăn, hàm lượng ôxi hòa tan và ánh sáng.

C. Ánh sáng, nguồn thức ăn và độ pH của nước.

Câu 12: Hiện tượng chuồn chuồn, ve sầu,... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?

A. Không theo chu kì

B. Theo chu kì ngày đêm

C. Theo chu kì tháng

D. Theo chu kì mùa

Câu 13: Khi trồng rau xanh cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali. Đây là ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào?

A. Quy luật giới hạn sinh thái

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

C. Quy luật tác động tổng hợp 

D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

Câu 14: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
1. Môi trường không khí     2. Môi trường trên cạn      3. Môi trường đất
4. Môi trường xã hội           5. Môi trường nước          6. Môi trường sinh vật

A. 1, 2, 4, 5                B. 1, 3, 5, 6

C. 2, 3, 5, 6                D. 2, 3, 4, 5

Câu 15: Cho các tập hợp sinh vật sau:
1. Những con cá sống trong một con sông.
2. Những con ong vò vẽ làm tổ trên cây.
3. Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.
4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn.
5. Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.
6. Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.
7. Những cây mọc ở ven bờ hồ.
8. Những con hải âu làm tổ ở một vách núi.
9. Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.
10. Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.
Số quần thể là:

A. 4             B. 5               C. 6              D. 7

Câu 16: Cho các nguyên nhân sau:
1. Do đột biến
2. Do ngẫu nhiên
3. Do phân cắt khu phân bố
4. Do thiên tai, dịch bệnh
5. Do sự phát tán hay di chuyển một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.
Nguyên nhân làm xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể là:

A. 3, 4, 5              B. 1, 2, 4  

C. 2, 3, 5              D. 1, 3, 4

Câu 17: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

A. Vào ban ngày, nhím cuộn mình nằm bất động, ban đêm thì đi sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

B. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và ở trạng thái giả chết.

C. Cây mọc trong điều kiện ánh sáng chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi thời tiết lạnh, khan hiếm thức ăn để đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? 

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. 

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. 

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 19: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

A. khống chế sinh học       

B. ức chế - cảm nhiễm

C. cân bằng quần thể         

D. nhịp sinh học

Câu 21: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào

B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn

C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh

D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú

Câu 22: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

A. cạnh tranh cùng loài

B. cạnh tranh khác loài

C. thiếu chất dinh dưỡng

D. sâu bệnh phá hoại

Câu 23: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

A. hỗ trợ cùng loài

B. cạnh tranh cùng loài

C. hỗ trợ khác loài 

D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 24: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Câu 25: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

A. ổ sinh thái

B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. ổ sinh thái, hình thái

D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?
A. Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một  thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống .
B. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh  ra thế hệ mới hữu thụ.
C. Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong một khoảng khồng gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản. 
D. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài.

Câu 2: Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để :
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp.
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài.
D. làm giảm bớt sự ô nhiễm trong bể nuôi.

Câu 3: Cho các thông tin sau: 
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh. 
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường. 
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể. 
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1),(2),(3)                B. (1),(3),(4)

C. (1),(2),(4)                D. (2),(3),(4)

Câu 4: Một nhóm cá thể sinh vật cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định được xem là quần thể sinh vật khi: 
A. các cá thể trong quần thể có thể giao phối với nhau sinh ra con cái hữu thụ. 
B. hình thành mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể và với môi trường. 
C. khi tồn tại qua một thời gian lịch sử nhất định. 
Dkhi có đầy đủ các đặc trưng cuả một quần thể sinh vật. 

Câu 5: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong là do: 
A. nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của các cá thể.
B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. 
C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.

Dsố lượng cá thể quá ít nên thường xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 6: Cho các ví dụ sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. 
(2) Các con cá sống trong cùng một ao. 
(3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. 
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ. 
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh. 
Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật? 

 A. 3         B. 5          C. 4            D. 2.

Câu 7: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cỏ ven bờ hồ. 
B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ. 
CẾch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.
D. Cây trong vườn. 

Câu 8: Nếu kích thước quần thể vượt qua kích thước tối đa thì:
A. phần lớn cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt
B. quần thể bị phân chia thành 2
Cmột số cá thể di cư ra khỏi quần thể
D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

Câu 9: Quan hệ giữa nấm Penicinium với vi khuẩn thuộc quan hệ:
A. Ức chế cảm nhiễm       B. Cạnh tranh

C. Hội sinh                      D. Hợp tác

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A. Khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường.
B. Làm cho mật độ cá thể của quần thể không thay đổi.
C. Đảm bảo cá thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
D. Phát triển khả năng sống của quần thể.

Câu 11: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.

B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.

C. Tự vệ tốt hơn.

D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Câu 12: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 13: Ăn thịt đồng loại xảy ra do:

A. tập tính của loài.

B. con non không được bố mẹ chăm sóc.

C. mật độ của quần thể tăng.

D. quá thiếu thức ăn.

Câu 14: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Kí sinh cùng loài.

D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 15: Kích thước của một quần thể không phải là:

A.tổng số cá thể của nó.

B.tổng sinh khối của nó.

C.năng lượng tích luỹ trong nó.

D.kích thước nơi nó sống.

Câu 16: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.

Câu 17: Đặc trưng nào dưới đây không phải của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính   

B. Mật độ cá thể        

C, Thành phần nhóm tuổi 

D. Độ đa dạng về loài

Câu 18: cho các phát biểu sau:

1. Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

2. Tuổi loài là tuổi trung bình của các cá thể trong loài.

3. Tuổi sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái.

4. Tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến khi chết vì già.

Số phát biểu đúng là?

A. 1        B. 2            C. 3          D. 4

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Thành phần nhóm tuổi trong quần thể bao gồm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

C. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không có sự thay đổi theo mùa, theo năm.

D. Có ba kiểu phân bố cá thể trong quần thể: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

Câu 20: cho các phát biểu sau:

1. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

2. Phân bố theo nhóm là kiểu phổ biến nhất, xảy ra khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường.

3. Phân bố ngẫu nhiên giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

4. Kiều phân bố đồng đều giúp làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Các phát biểu đúng là?

A. 1            B. 2                C. 3             D. 4

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự thay đổi tỉ lệ giới tính không chịu ảnh hưởng của mật độ cá thể trong quần thể.

B. Tuổi thọ sinh thái là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

C. Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản giảm mạnh.

D. Thành phần nhóm tuổi luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể

A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Xảy ra ở các quần thể cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao, đàn trâu rừng.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

Các phát biểu đúng là?

A. 1, 2, 3, 4                 B. 1, 2, 3   

C. 2, 3                         D. 1, 4

Câu 24: Cho các đặc điểm sau:

(1) Đáy tháp rộng, cạnh tháp thoai thoải 

(2) Đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng

(3) Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử vong thấp

(4) Nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản.

(5) Thường gặp những nước dang phát trien

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với dạng tháp phát triển?
 A. 5          B. 1           C. 3             D. 2

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về kích thước của quần thể?

A. Sự thay đổi kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể.

B. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

D. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Câu 26: Nếu kích thước giảm tới mức tổi thiểu thì?

A. Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

B. Một số cá thể di cư khỏi quần thể.

C. Ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao, mức tử vong cao.

D. Giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 27: Cho các yếu tố sau:

1. Số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ.

2. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.

3.  Tỉ lệ đực cái của quần thể.

4.  Sự phân bố cá thể của quần thể.

Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào

A. 1, 2, 3, 4                       B. 1, 2, 3   

C. 1,3, 4                            D. 2, 3, 4

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.

B. Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

C. Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới.

D. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,...

Câu 29: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về đặc trưng tăng trưởng của quần thể

A. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đường cong hình chữ J.

B. Khi điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi, tiềm năng sinh học của các cá thể cao thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng chữ J.

D.  Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

Câu 30: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

(2) Giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

(3) Một số cá thể di cư khỏi quần thể.

(4)  Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

(5) Ô nhiễm, bệnh tật, … tăng cao, mức tử vong cao.

Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì?

A. (2), (3), (4).            B. (1), (3), (5). 

C. (2), (3), (5).            D. (3), (4), (5).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”