Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài,  cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 4: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng

B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên

D. phân bố đồng đều

Câu 5: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh               B. hội sinh

C. hợp tác                  D. kí sinh

Câu 6: Một quần xã ổn định thường có

A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp          

B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Câu 7: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 8.Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. hội sinh                        B. hợp tác

C. ức chế - cảm nhiễm      D. cạnh tranh

Câu 9: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?

A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ

B. Quan hệ cộng sinh

C. Quan hệ hội sinh

D. Quan hệ hợp tác

Câu 10: Mối quan hệ hỗ trợ khác loài bao gồm

1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

2. Hải quỳ sống trên mai cua

3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ

5. Trùng roi sống trong ruột mối.

A. 1, 2, 3.                   B. 1, 3, 5.                    C. 2, 4, 5.                    D. 1, 3, 4.

Câu 11: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

B. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

D. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học

Câu 12: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa gì?

A. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 13: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 14. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 15: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh                B. hội sinh

C. hợp tác                   D. kí sinh

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần xã sinh vật :    

A. là 1 tập hợp quần thể sinh vật và môi trường sống của sinh vật.   

B. được hình thành trong 1 quá trình lịch sử    

C. giữa các quần thể sinh vật trong quần xã luôn tồn tại các mối liên hệ sinh thái tương hỗ    

D. quần xã sinh vật có cấu trúc động

Câu 2: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là   

A. cỏ bợ.                      B. trâu, bò.     

C. sâu ăn cỏ.                D. bướm

Câu 3: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trong trong quần xã do

A. số lượng cá thể nhiều.

B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.

D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

Câu 5: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có

A. sự phân tầng thẳng đứng.

C. đa dạng sinh học thấp.  

B. đa dạng sinh học cao.

D. nhiều cây to và động vật lớn.

Câu 6: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Câu 7: Độ đa dạng của quần xã sinh vật là

A. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

D. tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Câu 8: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

B. vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

C. vì tuy có số lượng cá thể ít nhưng hoạt động mạnh

D. vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

Câu 9: Các loài trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó

A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại

B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

C. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

D. các mối quan hệ hỗ trợ, cả hai loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

Câu 10: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Tú hú và chim chủ có mối quan hệ

A. cạnh tranh (về nơi đẻ)

B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản) 

C. hội sinh

D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 11: Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng: sáo thường đâu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn. Đó là mối quan hệ

A. cộng sinh                      B. hợp tác.

C. kí sinh- vật chủ             D. cạnh tranh.

Câu 12: Giun kim sống trong ruột người đó là mối quan hệ

A. cộng sinh                    B. hợp tác  

C. kí sinh - vật chủ          D. cạnh tranh.

Câu 13: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ

A. sinh vật này ăn sinh vật khác     

B. hợp tác

C. kí sinh

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 14: Con mối mới nở " liếm " hậu môn đồng loại để tự lấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzyme phân giải được cellulose ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. kí sinh                    B. hợp tác

C. hội sinh                  D. cộng sinh

Câu 15: Quan hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa 2 loài hay nhiều loài. Tất cả các loài tham gia đều có lợi. Đó là mối quan hệ nào sau đây?

A. Cộng sinh.               B. Hợp tác.

C. Hội sinh.                  D. Cạnh tranh.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần xã là

A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. 

B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất có cấu trúc tương đối ổn định.

C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 2: Các loài trong quần xã có mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hỗ trợ.                                        B. Quan hệ đối kháng.

C. Quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.                D. Không có quan hệ gì.

Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học biểu hiện:

A. sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loài      

B. sự cạnh tranh khác loài trong quần xã

C. sự cân bằng trong phát triển của quần xã         

D. sự cạn kiệt nguồn sống của môi trường

Câu 4: Quan hệ đối địch trong quần xã biểu hiện ở:  

A. kí sinh, ăn loài khác, ức chế - cảm nhiễm

B. cộng sinh, hội sinh và hợp tác  

C. cạnh tranh con cái vào mùa sinh sản

D. quần tụ thành bầy hay hiệu quả nhóm

Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép.       

B. chim sâu và sâu đo.

C. ếch đồng và chim sẻ.     

D. tôm và tép.

Câu 6: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?  

A. Nhóm tuổi.                           

B. Sự phân bố của các loài trong không gian.   

C. Tỉ lệ giới tính.                        

D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. 

Câu 7: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ  

A. cộng sinh                B. hội sinh           

C. hợp tác                   D. kí sinh - vật chủ

Câu 8: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là   

A. ức chế cảm nhiễm.        B. cạnh tranh.

C. vật ăn thịt - con mồi.     D. ký sinh.

Câu 9: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là mối quan hệ đối kháng?

A. Chim sáo và Trâu rừng.

B. Chim sâu và sâu ăn lá   

C. Lợn và giun đũa trong ruột lợn. 

D. Lúa và cỏ dại.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.

D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 11: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ   

A. cộng sinh.           B. hội sinh.         

C. cạnh tranh.         D. ký sinh.

Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?  

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường  

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng  

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng  

D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? 

A. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. 

B. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. 

C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. 

D. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.

Câu 14: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?

A. Rừng mưa nhiệt đới       B. Savan

C. Hoang mạc                   D. Thảo nguyên

Câu 15: Cho các ví dụ: 

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. 

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:  

A. (2) và (3)                B. (1) và (4)     

C. (3) và (4)                D. (1) và (2)

Câu 16: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về 

A. quan hệ cạnh tranh.   B. quan hệ kí sinh.

C. quan hệ cộng sinh.     D. quan hệ hội sinh.

Câu 17: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? 

A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. 

B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. 

C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. 

D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

Câu 18: Khi nói về mối quan hệ ăn thịt – con mồi, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Con mồi thường có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng vật ăn thịt. 

B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau. 

C. Trong quá trình tiến hóa, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi. 

D. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.

Câu 19: Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh? 

A. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.

B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ 

C. Trùng roi và mối

D. Chim sáo và trâu rừng

Câu 20: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? 

A. Tầm gửi và cây thân gỗ 

B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y 

C. Cỏ dại và lúa

D. Giun đũa và lợn

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Diễn thế sinh thái là quá trình

A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác

B. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác

C. phát triển của quần xã sinh vật

D. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.

4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

A. 1.                               B. 2.                               C. 3.                       D. 4.

Câu 3: Quá trình DTST tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào? 1542

A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ

B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ

C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu  thế → trảng cỏ

D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ

Câu 4: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.         B. thứ sinh.     C. liên tục.         D. phân huỷ.

Câu 5: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế   

A. nguyên sinh.         B. thứ sinh.    C. liên tục.          D. phân huỷ.

Câu 6: Trong DTST, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài:  

A. sinh vật phân huỷ                                       B. sinh vật tiên phong              

C. sinh vật ưu thế                                           D. sinh vật sản xuất

Câu 7: Quần thể bò rừng phát triển quá mạnh, ăn và phá nhiều cây cỏ làm cây rừng tàn lụi. Nhân tố gây diễn thế này thuộc loại:

A. nguyên nhân bên ngoài                              B. nguyên nhân hỗn hợp 

C. tác động dây chuyền                                  D. nguyên nhân bên trong

Câu 8. Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là

A. kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người

B. chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người

C. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai

D. chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người

Câu 9: Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là

A. quần xã trung gian                         B. quần xã khởi đầu

C. quần xã đỉnh cực                           D. quần xã thứ sinh

Câu 10: Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chong phát triển?

A. cây gỗ ưa sáng                              B. cây thân cỏ ưa sáng

C. cây bụi chịu bóng                          D. cây gỗ ưa bóng

Câu 11: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

A. (2), (3) và (4)                                 B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)                                 D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 12: Những quá trình nào sau đât sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?

(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.

(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.

(3) Đánh bắt cá ở ao.

(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Phương án đúng là

A. (1), (2) và (3)         B. (1), (3) và (4)          C. (1), (2) và (4)          D. (2), (3) và (4)

Câu 13: Ứng dụng quan trọng thấy của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên

B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật

C. dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó

D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai

Câu 14: Cho các đặc điểm sau:
+ Diễn ra ở môi trường không có quần xã nào đang tồn tại.
+ Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
+ Có thể dẫn đến hình thành quần xã suy thoái.
+ Song song với sự biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về điều kiện tự nhiên.
Các đặc điểm trên nói về quá trình nào?

A. Diễn thế sinh thái                           B. Diễn thế nguyên sinh

C. Diễn thế thứ sinh                           D. Không xác định được

Câu 15: Sau khi thu hoạch một ao nuôi cá người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho đợt nuôi cá tiếp theo. Sau khi bổ sung nước vào ao, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Diễn thế thứ sinh                           B. Diễn thế nguyên sinh

C. Biến động số lượng cá thể              D. Biến động thành phần cá thể

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng                   B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên                       D. phân bố đồng đều

Câu 3: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. cá cóc                    B. cây cọ                     C. cây sim                   D. bọ que

Câu 4: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện:

A. Sự tận dụng diện tích và nguồn thức ăn của các loài trong rừng.

B. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau.

C. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau.

D. Sự hỗ trợ của các loài cây để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.

Câu 5: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Hiện tượng tảo nở hoa gây chết các loài sinh vật sống trong hồ.
2. Cây nắp ấm bắt mồi.
3. Sáo đậu trên lưng trâu.
4. Chim cánh cụt đứng xếp thành cụm khi thời tiết lạnh giá.
5. Hai con chim thiên đường đực cùng thu hút sự chú ý của một con cái.
6. Con muỗi hút máu người.
7. Nốt sần ở rễ cây họ đậu.
Trong các mối quan hệ trên, số quan hệ đối kháng là:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 6: Cho các dạng sinh vật sau:
1. Các cá thể cá chép trong ao.
2. Những cá thể sinh vật sống trong vườn bách thú.
3. Các loài cây trồng trong vườn.
4. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây to.
5. Các loài sinh vật sống trong ao và trên bờ ao.
Những dạng sinh vật nào là quần xã?

A. 1, 3, 4                     B. 2, 3, 5                     C. 1, 2, 4                     D. 3, 4, 5

Câu 7: Khi nói về mối quan hệ kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong mối quan hệ kí sinh - vật chủ, loài kí sinh bị bất lợi còn vật chủ có lợi.

B. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

C. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng nhiều hơn sinh vật chủ.

D. Trong mối quan hệ vật dữ - con mồi, loài ăn thịt bị bất lợi còn con mồi được lợi.

Câu 8: Các loài hoa thường có màu sắc rực rỡ để thu hút các loài côn trùng. Khi các loài côn trùng đến lấy mật hoa, chúng sẽ mang hạt phấn đi giúp cho các loài hoa được thụ phấn. Quan hệ của hoa và côn trùng là:

A. cộng sinh.               B. hội sinh.                  C. cộng tác.                 D. hợp tác.

Câu 9: Mức độ đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:

A. Kích thước cơ thể của các loài sinh vật.                B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.

C. Mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh.             D. Mối quan hệ hợp tác giữa các loài.

Câu 10: Cho các nhóm sinh vật sau đây:
1. Bò rừng Bizong sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mỹ.
2. Cây phong ở các khu rừng lá rộng ở Canada.
3. Cây cọ sống ở vùng đồi Vĩnh Phú.
4. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.
5. Cây su su trong quần xã rừng ở Tam Đảo.
6. Loài sư tử sống ở đồng cỏ châu Phi.
Có bao nhiêu sinh vật là loài đặc trưng:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ  

A. cộng sinh        B. hội sinh       C. hợp tác            D. kí sinh - vật chủ

Câu 12: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: 

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) 

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. 

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau 

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: 

A. (1), (2), (4), (3)       B. (1), (2), (3), (4)      C. (1), (4), (3), (2)         D. (1), (3), (4),( 2)

Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật quan trọng nhất đối với sự hình thành quần xã mới là vi sinh vật.

B. Quá trình hình thành quần xã ổn định từ đảo được tạo ra do núi lửa hoạt động là diễn thế nguyên sinh.

C. Nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt của các loài trong quần xã.

D. Trong các nhóm loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế sinh thái.

Câu 14: Cho các quá trình sau:
1. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ.
2. Núi lửa phun trào dẫn đến tiêu diệt hầu hết các quần thể sinh vật.
3. Khu rừng ngập mặn bị cháy.
4. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu trong rừng.
5. Ở một ao xảy ra hiện tượng tảo nở hoa khiến các loài trong ao bị tiêu diệt gần hết.
Số quá trình sẽ dẫn đến diễn thế sinh thái là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 15: Một hòn đảo đại dương mới được hình thành do hoạt động của núi lửa sẽ có nhóm sinh vật xuất hiện đầu tiên là:

A. Địa y          B. Thực vật thân cỏ    C. Thực vật hạt trần    D. Côn trùng

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã 

A. tất cả các loài đều đuợc hưởng lợi.

B. luôn có một loài hưởng lợi và một loài bị hại.

C. Ít nhất có một loài hưởng lợi và không có loài nào bị hại.

D. Có thể có một loài bị hại.

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.

II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

IV. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp.

V. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở nên đối kháng nhau.

A. 2                 B. 4                 C. 3                             D. 1

Câu 3: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm:
1. Cạnh tranh               3. Ức chế cảm nhiễm
2. Kí sinh                     4. Sinh vật này ăn sinh vật khác
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là:

A. 2, 3, 1, 4                 B. 1, 3, 2, 4                 C. 2, 1, 3, 4                 C. 1, 2, 3, 4

Câu 4: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
1. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
2. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
3. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng lên.
4. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Cho các quan hệ sinh thái sau:
1. Dây tơ hồng kí sinh trên cây thân gỗ.
2. Cây dương xỉ sống bám trên cây thân gỗ.
3. Sán lá kí sinh trong gan người.
4. Cây tầm gửi kí sinh trên thây cây chủ.
5. Ve bét kí sinh trên lưng trâu bò.
6. Virut HIV trong cơ thể người bệnh.
Số trường hợp là kí sinh hoàn toàn:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 6: Trong nghề nuôi cá, để thu hoạch được năng suất tối đa, người ta cần:

A. nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn.

B. nuôi nhiều cá với mật độ càng cao càng tốt.

C. nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao.

D. nuôi nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau.

Câu 7: Mối quan hệ nửa kí sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?

A. Cỏ dại – lúa                                                            B. Dây tơ hồng - cây nhãn     

C. Tầm gửi - cây hồng xiêm                                        D. Giun đũa - lợn

Câu 8: Chọn đáp án đúng.

A. Mối quan hệ giữa hải quỳ và cua là quan hệ hợp tác.

B. Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ cộng sinh.

C. Phong lan sống bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ kí sinh.

D. Nấm và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ cộng sinh.

Câu 9: Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:

A. sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

B. kích thước cá thể của quần thể sinh vật.

C. mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.

D. mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh.

Câu 10: Cho các mối quan hệ sau:
1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
2. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ.
3. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
4. Chim sáo đậu trên lưng trâu.
5. Con kiến và cây kiến
6. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
Những mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?

A. 1, 3, 5, 6                 B. 1, 2, 3, 4                 C. 1, 4, 6                     D. 2, 3, 5

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?

A. Thành phần loài của quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Các loài khác nhau trong quần xã luôn có mối quan hệ đối kháng với nhau.

C. Trong quần xã, các cá thể phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.

D. Trong quần xã các cá thể được chia thành các nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

Câu 12: Diễn thế ở một đầm nước nông diễn ra thế nào:

A. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => đáy đầm bị nông dần có cỏ và cây bụi => vùng đất trũng có các loài thực vật sống => rừng cây bụi và cây gỗ.

B. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => đáy đầm bị nông dần có các loài thực vật sống => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

C. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có các loài thực vật sống => đáy đầm bị nông dần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

D. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có các loài thực vật sống => đáy đầm bị nông dần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

Câu 13: Cho các phát biểu sau khi nói về mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác.

B. Trong mối quan hệ đối kháng có ít nhất một loài được lợi.

C. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích cho tất cả các loài.

D. Quan hệ đối kháng làm cho các loài đều bị hại.

Câu 14: Mối quan hệ nào sau đây sẽ làm tăng cường lượng đạm cho đất?

A. Quan hệ giữa cây lúa và rong rêu trong ruộng lúa.

B. Quan hệ giữa thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong quần thể sinh vật.

C. Quan hệ giữa tảo và nấm trong địa y mọc trên đất.

D. Quan hệ giữa cây họ đậu và vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu.

Câu 15: Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: cho các phát biểu sau:

1. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

2. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

3. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

4. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

Số phát biểu đúng về quần xã sinh vật là?

A. 3                             B. 1                             C. 2                             D. 4

Câu 2: Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?

A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường sống.

B. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, luôn lấn át các loài khác và ngày càng chiếm ưu thế trong quần xã.

C. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng.

D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống.

Câu 3: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

(1) Quần xã đỉnh cực.             (2) Quần xã cây gỗ lá rộng                  (3) Quần xã cây thân thảo.

(4) Quần xã cây bụi.               (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là 

A. (5) => (3) => (2) => (4) => (1)                   B. (1) => (2) => (3) => (4) => (5)

C. (5) => (3) => (4) => (2) => (1)                   D. (5) => (2) => (3) => (4) => (1)

Câu 4: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là   

A. (3) và (4).         B. (1) và (4).          C. (1) và (2).         D. (2) và (3).

Câu 5: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn

B. Tính đa dạng về loài tăng

C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên

D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng

Câu 6: Trạng thái ổn định lâu dài của một quần xã được gọi là:  

A. khống chế sinh học     B. giới hạn sinh thái              

C. cân bằng quần thể       D. cân bằng sinh học

Câu 7: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:  

A. biến đổi tiếp diễn    B. diễn thế hỗn hợp       C. diễn thế thứ sinh     D. diễn thế nguyên sinh

Câu 8: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:  

A. cân bằng sinh học     B. cân bằng quần thể    C. cạnh tranh cùng loài    D. khống chế sinh học

Câu 9: Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng:

A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác.

B. Số lượng cá thể của quần thể luôn duy trì ở một mức độ xác định.

C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể khác.

D. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.

Câu 10: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương là quan hệ: 

A. Hợp tác.     B. Cộng sinh.              C. Cạnh tranh.                         D. Kí sinh.

Câu 11: Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:
(1) rệp cây và cây có múi.
(2) rệp cây và kiến hôi.
(3) kiến đỏ và kiến hôi.  
(4) kiến đỏ và rệp cây.  
Tên các quan hệ trên theo thứ tự là: 

A. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.

B. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.

C. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.

D. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh. 

Câu 12: Loài giun dẹp Convolvuta roscofiensis sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun đẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ tảo lục và giun dẹp? 

A. Vật ăn thịt – con mồi.                    B. Hợp tác.                 C. Cộng sinh.              D. Ký sinh.

Câu 13: Xét các nhóm loài thực vật:  
(1) Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày.  
(2) Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.  
(3) Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(4) Thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày.  
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là: 

A. 1→ 4 → 3 → 2.     B. 1 → 2 → 3 → 4.    C. 3 → 4 → 2 → 1.    D. 1 → 2 → 4 → 3. 

Câu 14: Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm: 

A. Hội sinh và hợp tác.                                              B. Hội sinh và ức chế cảm nhiễm. 

C. Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh.                          D. Hội sinh và cộng sinh. 

Câu 15: Cho các khẳng định sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng? 
(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài với nhau. 
(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh tranh. 
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái, thúc đẩy sự hình thành loài mới. 
(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau. 

A. 2                             B. 4                             C. 3                             D. 1

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Trong các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh. 
(2) Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao. 
(3) Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó. 
(4) Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài. 

A. 4                             B. 2                             C. 3                             D. 1

Câu 2: Các đặc trung cơ bản của quần xã là

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ

B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã

Câu 3: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện

A. độ nhiều                 B. độ đa dạng              C. độ thường gặp                    D. sự phổ biến

Câu 4: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã

B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ

D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật

Câu 5: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là

A. cỏ bợ                     B. trâu, bò                   C. sâu ăn cỏ                 D. bướm

Câu 6: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài

A. ưu thế                    B. đặc trưng                C. đặc biệt                   D. có số lượng nhiều

Câu 7: Sự phân bố của 1 loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào

A. diện tích của quần xã                                        B. những thay đổi do quá trình tự nhiên

C. những thay đổi do hoạt động của con người        D. nhu cầu về nguồn sống

Câu 8: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài                                         B. khống chế sinh học

C. cạnh tranh cùng loài                                              D. đấu tranh sinh tồn

Câu 9: Hiện tượng khống chế sinh học đã

A. làm cho một loài bị tiêu diệt                                  B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã

C. làm cho quần xã chậm phát triển                           D. mất cân bằng trong quần xã

Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau

B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau

C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày

D. cạnh tranh khác loài

Câu 11: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. tỉ lệ nhóm tuổi                   B. tỉ lệ tử vong                        C. tỉ lệ đực – cái          D. độ đa dạng

Câu 12: cho các ví dụ sau

1. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn

2. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển

3. Sâu bọ sống trong các tổ mối

4. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

Số ví dụ là biểu hiện của quan hệ cộng sinh là

A. 1                                        B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 13: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh

B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp

C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt

D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp

Câu 14: Con ve bét hút máu trâu, bò là thể hiện mối quan hệ nào?

A. Kí sinh                   B. Vật dữ - con mồi                C. Cộng sinh               D. Đối địch

Câu 15: trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì

A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau

B. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo

C. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy

D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là

A. sự biến đổi cấu trúc quần thể

B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác

C. mở rộng vùng phân bố

D. tăng số lượng quần thể

Câu 2: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh                       B. thứ sinh                  C. liên tục                    D. phân hủy

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh

A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

D.  Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Câu 4: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?

(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.

(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.

(3) Đánh bắt cá ở ao.

(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Phương án đúng là

A. (1), (2) và (3)         B. (1), (3) và (4)          C. (1), (2) và (4)          D. (2), (3) và (4)

Câu 5: Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp? 

A. Rừng Taiga.           B. Rừng lá rộng ôn đới    C. Thảo nguyên.     D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 6: Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính? 

A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng. 

B. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm. 

C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

D. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn. 

Câu 7: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm: 

A. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh.              B. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ. 

C. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.                                D. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.

Câu 8: Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm: 

A. Hội sinh và hợp tác.                                              B. Hội sinh và ức chế cảm nhiễm. 

C. Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh.                          D. Hội sinh và cộng sinh. 

Câu 9: Một quần xã hồ bắt đầu có hiện tượng bùng nổ tảo. Một nhà sinh thái học có thể đề xuất:

A. Loại bỏ bớt động vật phù du.

B. Thêm cá ăn động vật phù du.

C. Thêm chất dinh dưỡng khoáng vào nước.

D. Loại bỏ bớt cá ăn động vật phù du.

Câu 10: Trong quần xã sinh vật, khi hai loài có mối quan hệ cộng sinh với nhau thì: 

A. Một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại. 

B. Cả hai loài đều bị hại. 

C. Cả hai loài đều có lợi, nếu tách rời nhau thì cả hai đều không tồn tại được. 

D. Một loài bị hại và một loài được lợi. 

Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật. 

B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định. 

C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết. 

D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh. 

Câu 12: Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, cá trích...) thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt thân vào. Nhờ đó cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Đây là ví dụ về mối quan hệ?

A. Hội sinh.                 B. Hợp tác.                 C. Cộng sinh.              D. Kí sinh.

Câu 13: Sau khi đốn hết gỗ, các công ty đồ gỗ không đủ khả năng chờ quá trình dài của ___ xảy ra tự nhiên, họ phải trồng ngay tức thì:

A. Cộng sinh               B. Đồng tiến hóa                     C. Diễn thế.                 D. Phân hủy.

Câu 14: Loài chủ chốt trong quần xã sinh vật là:

A. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Loài chủ chốt thường là động vật ăn thịt đầu bảng.

B. Loài đặc hữu hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.

C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng góp phần làm tăng mức đa dạng của quần xã.

D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

Câu 15: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

     (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

     (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

     (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

     (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: 

A. (1) và (2).               B. (1) và (4).                C. (3) và (4)                 D. (2) và (3). 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Câu 1: Quần xã là:

A. Một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. 

B. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. 

C. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. 

D. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. 

Câu 2: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam.

Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A. Diễn thế nguyên sinh                                 B. Diễn thế thứ sinh

C. Diễn thế khôi phục                                     D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

Câu 3: Quan hệ đối kháng trong quần xã thể hiện ở mối quan hệ giữa 

(1) Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

(2) Địa y và cây gỗ.

(3) Dây tơ hồng sống trên tán cây trong rừng.

(4) Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ lớn trong rừng.

(5) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.

Phương án đúng là: 

A. 1, 2, 3, 4.                B. 1, 2, 4, 5.                C. 1, 3, 4, 5.                D. 1, 2, 3, 5. 

Câu 4: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là

A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

C. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Câu 5: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt. 

B. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. 

C. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. 

D. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh. 

Câu 6: Rừng mưa nhiệt đới là

A. một loài                  B. một quần thể                      C. một giới                  D. một quần xã

Câu 7: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:

1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.               2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.

3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.                   4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.

Câu trả lời theo thứ tự sau: 

A. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật thịt con mồi.       

B. 1. Quan hệ ký sinh; 2. hội sinh; 3. động vật ăn thịt con mồi; 4. cạnh tranh. 

C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hội sinh; 3, cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi. 

D. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi

Câu 8: Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là

A. loài đặc trưng                     B. loài đặc hữu            C. loài ưu thế              D. loài ngẫu nhiên

Câu 9: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.

B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.

Câu 10: Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là:

A. Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng.

B. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

C. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

D. Hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng.

Câu 11: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?

(1) Mật độ cá thể                              (2) Loài ưu thế

(3) Loài đặc trưng                             (4) Nhóm tuổi

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 12: Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?

A. Diễn thế xảy ra ở đảo mới hình thành.

B. Diễn thế xảy ra ở một hồ chứa nước mới được hình thành.

C. Diễn thế xảy ra ở một rừng nguyên sinh.

D. Diễn thế xảy ra ở miệng núi lửa sau khi phun.

Câu 13: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ:

A. ức chế - cảm nhiễm.                                     B. động vật ăn thịt và con mồi.

C. hội sinh.                                                      D. cạnh tranh khác loài.

Câu 14: Khi nói về mối quan hệ giữa động vật ăn thịt – con mồi, kết luận nào đúng:

A. Quần thể vật ăn thịt luôn có xu hướng có số lượng nhiều hơn quần thể con mồi. 

B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng ủng hộ, còn quần thể con mồi biến đổi. 

C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kỳ trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước

D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Câu 15: Cho các giai đoạn của một kiểu diễn thế sinh thái như dưới đây:
(1) Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Đó là kiểu diễn thế gì và diễn ra theo trình tự nào?

A. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (2), (4), (3).

B. Diễn thế thứ sinh; trình tự: (1), (2), (3), (4).

C. Diễn thế nguyên sinh, trình tự: (1), (4), (3), (2).

D. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (3), (4), (2).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”