Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Học kì 2 - Sinh học 8

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3….trong các câu sau đây:

        Da có chức năng …( 1 )… Tầng sừng có khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập, các …(2)… tiết chất nhờn chứa lizôzim có khả năng diệt khuẩn, lớp tế bào …(3)… của tầng Manpighi khả năng chống tác hại của tia tử ngoại. Ngoài ra, lớp mô liên kết đàn hồi và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học và che chở cho cơ thể.

        Da có chức năng điều hòa thân nhiệt nhờ có các …(4)… tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi. sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường …(5)… dưới da dãn tăng khả năng toả nhiệt của da. Khi trời lạnh, mạchmáu dưới da co,…(6)… co, da săn lại (hiện tượng nổi da gà) làm giảm khả năng thoát nhiệt. Lớp mỡ dưới da cũng góp phần chống lạnh cho cơ thể.

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Nguyên tắc lập khẩu phần là gì?

1. Đảm bảo lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng dối tượng.

2. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

3. Đảm bảo cân đối thành phần các chất (hữu cơ, khoáng, vitamin)

4. Đảm bảo thức ăn động vật nhiều hơn thức ăn thực vật.

A. 1, 2, 4.        B. 2, 3, 4        

C. 1,2. 3.         D. 1,3,4.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Giới tính             B. Lứa tuổi

C.  Dạng hoạt động và trạng thái cơ thể     

D. Cả A. B và C

3. Thực chất của quả trình tạo thành nước tiểu là:

A. Lọc máu lấy lại chất dinh dưỡng.

B. Nhận chất thải từ tế bào rồi chuyển ra ngoài cơ thể.

C. Lọc máu và thải bỏ chất cặn bã, chất độc, chất dư thừa.

D. Câu B và C đúng.

4. Chức năng của tiểu não là:

A. Dần truyền xung thần kinh từ não bộ đến tuỷ và ngược lại.

B. Giữ thăng bằng cho cơ thể.

C. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

D. Câu B và C đúng.

5. Điều tiết để ảnh rơi đúng trên màng lưới là chức năng của:

A. Thuỷ tinh thể    B. Màng lưới   

C. Màng mạch    D. Màng cứng

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1. Khi cắt hoàn toàn bộ rễ sau của ếch rồi dùng HCL 3% đề kích thích lên những chất khác nhau của cơ thể thì kết quả sẽ nhưư thế nào? Tại sao?

Câu 2. Vẽ sơ đồ đại não và trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài?

Câu 3. Trình bày các thói quen tốt để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. .

(1)- che chở và bảo vệ.          

(2)- tuyến nhờn.         

(3)- sắc tố,

 (4)- tuyến mồ hôi,                 

(5)- mạch máu,           

(6)- cơ chân lông.

Câu 2.

1

2

3

4

5

C

D

D

D

A

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1. Khi cắt toàn bộ rễ sau của ếch. Ta kích thích lần lượt vào từng phần của ếch có kết quả như sau:

- Ếch sẽ không có phản ứng gì, hay không thấy cử động là vì:

- Rễ sau là rễ cảm giác nên mất cảm giác, khi kích thích hệ thần kinh trung ương của ếch sẽ không nhận được kích thích từ bên ngoài nên không trả lời  phản ứng từ bên ngoài. Do đó ta không thấy ếch cử động.

Câu 2.

- Vẽ sơ đồ đại não: (Hình 47.1 - SGK)

- Hình dạng, cấu tạo ngoài của đại não:

       Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. Bề mặt đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt vỏ não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích mặt vỏ đại não.

       Hơn 2/3 bề mặt não nằm trong khe và rãnh. Vỏ đại não dày khoảng từ 2 - 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

       Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh. Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thuỳ đỉnh với thuỳ thái dương. Trong các thuỳ, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.

       Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền.

Câu 3. Các thói quen tốt để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu

- Khẩu phần ăn hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn        

+ Không ăn thức ăn thừa, ôi thiu và chất nhiễm độc...

+ Uống đủ nước

- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu.

 


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”