Câu 1. Có 3 cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong trường hợp này cách truyền nhiệt từ bếp lửa đến người là bức xạ nhiệt.
Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng đều được.
Thí dụ: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.
Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.
Câu 3. Trong quá trinh quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần thành động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần thành thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.
Câu 4. Giải: Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.
Ta có : x + y = 100kg (1)
Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:
Q1 = y.4190.(100 - 35)
Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:
Q2 = x.4190.(35 - 15)
Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:
Q1 = Q2 = x.4190.(35 – 15) = y.4190.(100 -35) (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
x = 76,5kg; y ≈ 23,5kg
Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C.