Câu 1. Một viên phấn được ném lên cao thẳng đứng. Ở điểm cao nhất viên phấn có:
A. Động năng tăng dần.
B. Thế năng bằng không.
C. Động năng bằng không.
D. Động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
Câu 2. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật chỉ có thế năng?
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 3. Trong một phút động cơ thứ nhất kéo được 120 viên gạch, mỗi viên nặng 40N lên cao 4m. Động cơ thứ hai trong nửa phút kéo được 100 viên gạch, mỗi viên nặng 40N lên cao 7,2m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P1, của động cơ thứ hai là P2 thì biểu thức nào dưới đây đúng?
A. P1 = P2 B. P1 = 2P2.
C. P2 = 2P1 D. P2 = 3P1
Câu 4. Một chiếc ô tô chuyển động đều. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là 8kW. Đoạn đường đi được trong 1 giờ là
A. 80km B. 57,6km
C. 50km. D. 40km
Câu 5. Cần cẩu A nâng được 1 l00kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 900kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của A lớn hơn.
B. Công suất của B lớn hơn.
C. Công suất của A và của B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu đổ so sánh hai công suất này.
Câu 6. Chọn câu sai
Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
B. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
C. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
D. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
Câu 7. Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?
A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng.
B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.
D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.
Câu 8. Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là không đủng?
A. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Câu 9. Chọn câu sai
A. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
B. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả chất rắn như nhau.
C. Bản chất cùa sự dẫn nhiệt trong chất rắn, chất lỏng và chất khí nói chung là giống nhau.
D. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
Câu 10. Chọn nhận xét đúng
A. Hiện tượng đối lưu không xảy ra trong phạm vi rộng lớn.
B. Dòng đối lưu không sinh công.
C. Dòng đối lưu không mang năng lượng.
D. Dòng đối lưu có mang năng lượng và có thể sinh công.
Câu 11. Pha m(g) nước ở 100°C vào 50g nước ở 30°C. Nhiệt độ cuối cùng cùa hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là :
A. 10 g. B. 20 g.
C. 30 g. D. 40 g.
Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Chỉ trong chất lỏng
B. Chỉ trong chân không
C. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn
D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí
Câu 13. Tại sao nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 300K?
A. Do sự cân bằng sinh thái của sinh vật trên Trái Đất.
B. Do tại nhiệt độ 300K Trái Đất bức xạ nhiệt vào không gian với cùng một tốc độ như năng lượng bức xạ nhiệt mà nó nhận được từ Mặt Trời.
C. Do ở nhiệt độ 300K, năng lượng bức xạ nhiệt mà Trái Đất nhận từ Mặt Trời không có tác dụng làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
D. Ở nhiệt độ 300K chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là ổn định nhất.
Câu 14. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền:
A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
D. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
Câu 15. Hai vật nóng (1) và lạnh (2) có cùng khối lượng m. Cho tiếp xúc nhau, chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của vật nóng giảm đi một lượng ∆t. Khi đó nhiệt độ của vật lạnh tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của vật nóng (1) và vật lạnh (2) lần lượt là c1, c2 và c1 = 2c2.
A. ∆t B. \(\dfrac{{\Delta t} }{ 2}\)
C. M.∆t D. 2.∆t
Câu 16. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kgK. Khối chì m tăng thêm 10°C sau khi nhận được nhiệt lượng 1300J. Khối lượng m của chì là.
A. 10g B. 100g
C. 1000g D. 10kg
Câu 17. Khối đồng m = 2kg nhận nhiệt lượng 7600J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng là:
A. 380 J/kgK B. 2500 J/kgK.
C. 4200 J/kgK D. 130 J/kgK
Câu 18. Pha m1 (g) nước ở 100° vào m2 (g) nước ở 40°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 70°C. Biết m1 + m2 = 200g. Khối lượng mi và rri2 là :
A. m1 = 125g; m2 = 75g
B. m1 = 75g ; m2 = 125g
C. m1 = 50g ; m2 = 150g
D. m1 = 100g ; m2 = 100g
Câu 19. Một thác nước cao 126m và độ chênh lệch nhiệt độ của nước ở đỉnh và chân thác là 0,3°C. Giả thiết rằng khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển hết thành nhiệt năng truyền cho nước. Hãy tính nhiệt dung riêng của nước. (Cho P = l0m).
A. 2500 J/kgK B. 420 J/kgK.
C. 4200 J/kgK D. 480 J/kgK
Câu 20. Động cơ nhiệt thực hiện công có ích 920000J, phải tiêu tốn lượng xăng lkg. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.10\(^6\) J. Hiệu suất của động cơ là :
A. 15% B. 20%.
C.25% D. 30%