Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu như thế nào?
A. Toàn thân chim được bao phủ lớp lông vũ
B. Mỏ sừng, hàm không có răng
C. Cổ dài gắn đầu với thân
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Hệ tuần hoàn của ếch có cấu tạo như thế nào?
A. Có 2 vòng tuần hoàn
B. Tim 3 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu pha
C. Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
D. Cả A và B đúng
3. Cóc nhà đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày?
A. Ban ngày và ban đêm
B. Ban đêm
C. Ban ngày
D. Chiều tối và ban đêm
Câu 2. Hãy điền các cụm từ: cấu tạo, có vảy sừng, chân ngắn, đuôi tì vào đất vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 trong các câu sau:
Thằn lằn bóng đuôi dài.... (1)..... thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Da khô.... (2)...... cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ, màng nhĩ nằm trong
hốc tai, đuôi và thân dài... (3)........ yếu, có vuốt sắc. Khi di chuyển, thân
và........ (4)...... cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi làm cho con vật
tiến lên phía trước.
Câu 3. Hãy nối các đặc điểm cấu tạo ở cột A tương ứng với ý nghĩa thích nghi của nó ở cột B rồi điền vào phần trả lời:
Đặc điểm cấu tạo
(A)
|
Ý nghĩa thích nghi (B)
|
Trả lời
|
1. Bộ lông mao dày và xốp
|
A. Giữ nhiệt tốt giúp thỏ lẩn trốn trong bụi rậm
|
1…..
|
2. Chi trước ngắn có vuốt
|
B. Tìm thức ăn và thăm dò môi trường
|
2……
|
3. Chi sau dài có vuốt
|
C. Bật nhảy xa giúp thỏ chạy trốn kẻ thù
|
3…….
|
4. Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén
|
D. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù
|
4……..
|
5. Tai thính có vành tai lớn cử động được
|
E. Đào hang
|
5……..
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày?
Câu 2. Hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết của thằn lằn có gì khác với của ếch?