Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Học kì 2 - Sinh học 7

Đề bài

I. TRC NGHIỆM:

Câu 1. Hãy chọn phương án trả li đúng nhất:

1. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ?

A. Chim di kiếm mồi về ban đêm              

B. Chim đi kiếm mồi vào ban ngày

C. Lưỡng cư đi kiếm mồi vào ban đêm

D. Câu B và C đúng.

2. Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn của thằn lằn so với ếch là gì ?

A. Tâm thất có một vách hụt

B. Tâm thất có một vách hụt làm giảm bớt sự pha trộn máu

C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi

D. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn

3. Đặc điểm của nhóm chim chạy là gì?

A. Không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.

B. Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có hai đến ba ngón

C. Đại bộ phận chim chạy ăn hạt

D. Cả A, B đều đúng.

 4. Đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyền cành, đi ăn theo đàn hàng chục con, ăn quả, hạt. Đây là đặc điểm của:

A. Chuột chù

B. Chuột chùi

C. Sóc

D. Nhím

Câu 2. Những câu khẳng định dưới đây là đúng hay sai ? Em hãy trả lời bằng cách viết chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô       trong các câu sau:

…..1. Cá, lường cư, bò sát, chim, thú là động vật hằng nhiệt

…..2. Chỉ những động vật thuộc lớp thú mới đẻ con, có hiện tượng thai sinh,

chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ

…..3. Được bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng

bừa bãi, săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm; đẩy mạnh các biện pháp chòng ô nhiễm môi trường.

…..4. Chim, thú, cá ở nước ta phong phú, có nhiều giá trị kinh tế nên cần khai

thác đánh bắt

…..5. Cá voi, cá heo, cá thu, cá chim, cá chép đều thuộc lớp thú

…..6. Chỉ những động vật đới nóng mới có những thích nghi đặc trưng với môi

trường

…..7. Cần bảo vệ: mèo, diều hâu, cú vọ, rắn sọc dưa v ì chúng là những động vật

ăn chuột giúp bảo vệ mùa màng

…..8. Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư

cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ...

Câu 3. Những đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay lượn. Em hãy khoanh tròn vào đầu các câu trả lời đúng:

A. Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí

B. Phổi có nhiều ống khí, thông với hệ thống túi khí

C. Tim 4 ngăn, máu giàu ôxi không bị pha trộn

D. Sự thông khí phổi là nhờ vào sự co dãn của các túi khí khi bay cùng như khi co dãn của các cơ liên sườn

II. T LUẬN 

Câu 1. Đời sống và hoạt động của thằn lằn có gì khác với ếch đồng ?

Câu 2. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ?

Câu 3. Tại sao người ta lại xếp cá voi vào lớp thú ?

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1.
1 2 3 4
D B D C

Câu 2.
1 - S, 2 - Đ, 3 - Đ, 4 - S
5 - S, 6 - S, 7 - Đ, 8 - Đ
Câu 3. A, B, C, D
II. TỰ LUẬN 
Câu 1. * Đời sống và hoạt động của thằn lằn với ếch đồng có điểm khác nhau:
- Nơi sống và bắt mồi: ếch đồng ưa sống và bắt mồi trong nước hoặc bờ các vực nước ngọt, còn thằn lằn ưa sống và bắt mồi ở nơi khô ráo.
- Thời gian hoạt động: ếch đồng hoạt động lúc chập tối hoặc ban đêm, còn thằn lăn hoạt động vào ban ngày.
- Tập tính cùng khác nhau nếu ếch đồng trú đông trong các hốc đất âm ướt bên bờ vực nước hoặc trong bùn thì thằn lằn trú đông trong các hốc đất khô ráo.
- Sinh sản: ếch đồng thụ tinh ngoài môi trường nước, đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng; trứng nở thành nòng nọc phát triển có biến thái. Còn thằn lằn thụ tinh trong, đẻ ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng; trứng nở thành con non phát triển trực tiếp.
Câu 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Cơ thể ếch có đầu dẹp, nhọn gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về trước tác dụng rẽ nước dễ dàng khi bơi.
- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí: Làm giảm sức cản của nước và hô hấp được trong nước.
- Mắt, mũi ếch ở vị trí cao trên đầu giúp ếch thở và quan sát trong khi bơi.
- Đầu nhọn, thân ngắn, chi 5 phân có ngón chia đốt, linh hoạt: để thích nghi với sự di chuyển trên cạn, nhất là động tác nhảy.
- Mat có mi giúp ngăn bụi, giữ nước mắt và làm màng mắt không bị khô
- Tai có màng nhĩ giúp ếch nhận được âm thanh trên cạn
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt): Giúp ếch bơi được trong nước.
- Mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch ngửi được.
Câu 3. xếp cá voi vào lớp thú là vì cá voi có những đặc điểm giống thú.
- Có vú
- Có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
- Chi trước biến đổi thành vây bơi, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở ĐVCXS ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”