Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật quan trọng nhất đối với sự hình thành quần xã mới là vi sinh vật.
B. Quá trình hình thành quần xã ổn định từ đảo được tạo ra do núi lửa hoạt động là diễn thế nguyên sinh.
C. Nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt của các loài trong quần xã.
D. Trong các nhóm loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế sinh thái.
Câu 2: Một hòn đảo đại dương mới được hình thành do hoạt động của núi lửa sẽ có nhóm sinh vật xuất hiện đầu tiên là:
A. Địa y B. Thực vật thân cỏ C. Thực vật hạt trần D. Côn trùng
Câu 3: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp.
V. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở nên đối kháng nhau.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 4: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
1. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
2. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
3. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng lên.
4. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Mối quan hệ nửa kí sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?
A. Cỏ dại – lúa B. Dây tơ hồng - cây nhãn
C. Tầm gửi - cây hồng xiêm D. Giun đũa - lợn
Câu 6: Chọn đáp án đúng.
A. Mối quan hệ giữa hải quỳ và cua là quan hệ hợp tác.
B. Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ cộng sinh.
C. Phong lan sống bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ kí sinh.
D. Nấm và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ cộng sinh.
Câu 7: Cho các mối quan hệ sau:
1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
2. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ.
3. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
4. Chim sáo đậu trên lưng trâu.
5. Con kiến và cây kiến
6. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
Những mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?
A. 1, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 4, 6 D. 2, 3, 5
Câu 8: Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) => (3) => (2) => (4) => (1) B. (1) => (2) => (3) => (4) => (5)
C. (5) => (3) => (4) => (2) => (1) D. (5) => (2) => (3) => (4) => (1)
Câu 10: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. Tính đa dạng về loài tăng
C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng
Câu 11: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A. biến đổi tiếp diễn B. diễn thế hỗn hợp C. diễn thế thứ sinh D. diễn thế nguyên sinh
Câu 12: Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:
(1) rệp cây và cây có múi. (2) rệp cây và kiến hôi.
(3) kiến đỏ và kiến hôi. (4) kiến đỏ và rệp cây.
Tên các quan hệ trên theo thứ tự là:
A. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
B. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
C. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
D. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh.
Câu 13: Xét các nhóm loài thực vật:
(1) Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(2) Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.
(3) Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(4) Thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là:
A. 1→ 4 → 3 → 2. B. 1 → 2 → 3 → 4.
C. 3 → 4 → 2 → 1. D. 1 → 2 → 4 → 3.
Câu 14: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
Câu 15: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. tỉ lệ nhóm tuổi B. tỉ lệ tử vong
C. tỉ lệ đực – cái D. độ đa dạng
Câu 16: Con ve bét hút máu trâu, bò là thể hiện mối quan hệ nào?
A. Kí sinh B. Vật dữ - con mồi
C. Cộng sinh D. Đối địch
Câu 17: trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì
A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
B. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
C. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
Câu 18: Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp?
A. Rừng Taiga. B. Rừng lá rộng ôn đới C. Thảo nguyên. D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 19: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm:
A. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh.
B. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ.
C. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
D. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.
Câu 20: Một quần xã hồ bắt đầu có hiện tượng bùng nổ tảo. Một nhà sinh thái học có thể đề xuất:
A. Loại bỏ bớt động vật phù du.
B. Thêm cá ăn động vật phù du.
C. Thêm chất dinh dưỡng khoáng vào nước.
D. Loại bỏ bớt cá ăn động vật phù du.
Câu 21: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (3) và (4) D. (2) và (3).
Câu 22: Rừng Taiga là
A. một loài B. một quần thể C. một giới D. một quần xã
Câu 23: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?
(1) Mật độ cá thể (2) Loài ưu thế
(3) Loài đặc trưng (4) Nhóm tuổi
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Cho các giai đoạn của một kiểu diễn thế sinh thái như dưới đây:
(1) Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Đó là kiểu diễn thế gì và diễn ra theo trình tự nào?
A. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (2), (4), (3).
B. Diễn thế thứ sinh; trình tự: (1), (2), (3), (4).
C. Diễn thế nguyên sinh, trình tự: (1), (4), (3), (2).
D. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (3), (4), (2).
Câu 25: Cho các nhận xét sau:
1. Các cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.
2. Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiều dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.
3. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
4. Phân bố từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi là sự phân bố theo chiều dọc.
5. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về quần xã sinh vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4