Câu 1.
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Độ lớn của vận tốc đặc trung cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- Công thức tính vận tốc \(v =\dfrac{s }{ t}\) trong đó s : đường đi, t : thời gian đi quãng đường đó.
Câu 2.
a. Vận tốc bò của ốc sên. 1. m/h
b. Vận tốc của tên lửa. 2. km/s
c. Vận tốc của gió 3. m/s
Câu 3.
a. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường
Thời gian đi đoạn đường đầu: \(t_1 = \dfrac{{3000} }{ 2}= 1500\, s\)
Thời gian đi cả đoạn đường \(t = t_1 + t_2 = 1500 + 1800 = 3300\,s.\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường:
\(v=\dfrac{{{s_1} + {s_2}} }{ t} =\dfrac{{3000 + 1900}}{ {3300}} =\dfrac{{49}}{{33}} \)\(\;= 1,4848\; m/s \)
b. Đổi vận tốc tính ở câu trên ra km/h.
\(v=\dfrac{{49} }{ {33}} .\dfrac{{3600} }{ {1000}} = 5,345 \approx 5,35\; km/h\)
Câu 4.
a) Tính được vận tốc trung bình
+ Sau khi chay được 60s : \(v_1=\dfrac{{428} }{ {60}} = 7,133\;m/s.\)
+ Sau khi chạy được 120s : \(v_2= \dfrac{{692} }{ {120}} = 5,767\;m/s.\)
+ Sau khi chạy đươc từ giây thứ 60 đến 120s : \(v_3=\dfrac{{692 - 428}}{{60}} = 4,4\;m/s.\)
+ Sau khi chạy được từ giây thứ 120 đên 180s: \(v_4 =\dfrac{{1000 - 692} }{{60}} = 5,133\;m/s.\)
b) Tính được vận tốc trung bình trên cả đoạn đường :
\(v =\dfrac{S }{ t} =\dfrac{{1000} }{ {180}} = 5,5556\;m/s \)\(\;= 20\; km/h\)
Câu 5.
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực p của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.