A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự rơi của chiếc lá.
B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 2. Đường từ nhà Lan tới nhà Hùng dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi là l m/s thì thời gian Lan đi từ nhà mình tới nhà Hùng là :
A. 0,5 h. B. 1 h
C. 1,5 h D. 2 h
Câu 3. Một chiếc máy bav mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630km. Vận tốc trung bình của máy bay là:
A. 2km/phút B. 120km/h
C. 33,33 m/s D. Tất cả các giá trị trên đều đúng.
Câu 4. Khi có các lực tác động lên một vật thì độ lớn vận tốc của vật
A. luôn luôn tăng.
B. luôn luôn giảm.
C. luôn luôn không đổi.
D. có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
Câu 5. Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng cùa hai lực cân bằng?
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động .
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 6. Khi cán búa lỏng người ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất. Đó là dựa vào tác dụng của:
A. Lực ma sát. B. Lực đàn hồi.
C. Trọng lực. D. Quán tính.
Câu 7. Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.10\(^4\) N/m\(^2\) . Diện tích của một tâm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm\(^2\) . Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là
A.40kg. B.80kg.
C.32kg. D. 64kg.
Câu 8. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và
A. thể tích của vật.
B. trọng lượng riêng của chất lỏng đó.
C. thể tích của chất lỏng đó.
D. trọng lượng riêng của vật.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không có sự bảo toàn cơ năng của vật ?
A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống dưới.
B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nhẵn.
D. Một con bò đang kéo xe.
Câu 10. Khi vật nổi 1 phần trên mặt chất lỏng thì nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
C. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. TỰ LUẬN
Câu 11. Hãy lựa chọn chuyển động dưới đây là loại chuyển động nào trong các loại: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn cho phù hợp:
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2. Chuyển động của thang máy.
3. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ.
4. Chuyển động tự quay của Trái Đất.
Câu 12. Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 50 km/h.
a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.
b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô.
Câu 13. Một bình có dung tích 500cm đựng nước tới \(\dfrac{4 }{ 5}\) chiều cao của bình. Thả một vật A bằng kim loại vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra là l00cm\(^3\) . Nếu treo vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 15,6N.
a) Tính thể tích vật A.
b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m\(^3\)
c) Tính trọng lượng riêng của vật.
Câu 14. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là bao nhiêu?
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
D |
D |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
B |
D |
B |
Câu 11.
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời => Chuyển động cong
2. Chuyển động của thang máy => Chuyển động thẳng
3. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ => Chuyển động thẳng
4.Chuyển động tự quay của Trái Đất => Chuyển động tròn (Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời là một đường e-líp)
Câu 12.
a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động
\(v = \dfrac{{{v_1}{t_1} + {v_2}{t_2}}}{ {{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{60.2 + 50.3} }{ {2 + 3}} \)\(\;= 54\; ( km/h)\)
b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang.
\(F_k = F_c = 0,1P = 0,1 .10.m \)\(\;= 2500\,(N)\)
Câu 13.
a) Thể tích nước ban đầu: \(500 .\dfrac{4 }{ 5} = 400\;(cm^3)\)
Thể tích vật: \(500 - 400) + 100 = 200cm^3 \)\(\;= 0,0002 (m^3)\)
b) Lực đẩy Ác-si-mét: \(F_A = d.V = 10000 . 0,0002 = 2\;(N)\)
c) Trọng lượng riêng của vật: \(d’ = \dfrac{P }{ V}=\dfrac{{15,6} }{{0,0002}}= 78000\;(N/m^3)\)
Câu 14. Công toàn phần quả nặng rơi xuống sinh ra .
\(A = P.h= 100.10.5 = 5000\,J\)
Công có ích do quả nặng rơi xuống sinh ra: \(A_1 = 80\%.A = 4000\,J\)
Lực cản cùa đất đổi với cọc là: \(F = A_1 : s = \dfrac{{4000} }{ {0,4}} = 10000\,N\)