I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do
A. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm.
B. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm.
C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm.
D. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm.
Câu 2: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
D. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới?
A. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam.
B. Biến động theo thời gian.
C. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam.
D. Khác nhau ở từng nước
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đổi khí áp?
A. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.
B. Nhiệt độ tăng, khí áp tăng.
C. Nhiệt độ giảm, không khí co lại nên khí áp tăng.
D. Càng lên cao, khí áp giảm.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng với lượng mưa phân bố trên Trái Đất?
A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.
B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.
C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo
D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
Câu 6: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là
A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
C. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
Câu 7: Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Thời gian.
D. Địa hình.
Câu 8: Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tớí
A. lượng chất dinh dưỡng trong đất.
B. đặc tính lí, hóa và độ tơi xốp của đất.
C. khả năng hút nước của đất.
D. thành phần tính chất của đất.
Câu 9: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
B. số dân trung bình cùng thời điểm.
C. gia tăng cơ học
D. nhóm dân số trẻ.
Câu 10: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển tốt trên loại đất nào sau đây?
A. Đất feralit đồi núi.
B. Đất ngập mặn.
C. Đất chua phèn
D. Đất phù sa ngọt.
Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là
A. tỉ suất tử thô.
B. gia tăng dân số tự nhiên.
C. tỉ suất sinh thô.
D. gia tăng cơ học
Câu 12: Gió mùa là loại gió
A. thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất của gió là nóng ẩm.
B. thổi vào mùa đông theo hướng đông bắc, tính chất của gió là lạnh khô.
C. thổi theo mùa, hướng và tính chất của gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. thổi quanh năm, hướng và tính chất của gió hầu như không thay đổi.
Câu 13: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP, MÊ HI CÔ VÀ VIỆT NAM, NĂM 2000.
Vẽ biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mêhicô và Việt Nam, Năm 2000.
A. đường. B. tròn.
C. kết hợp. D. cột.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió Mậu dịch?
A. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, hướng gió thay đổi theo mùa
B. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt.
C. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, hướng gió thay đổi theo mùa
D. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.
Câu 15: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng cơ học
B. gia tăng dân số.
C. quy mô dân số.
D. gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 16: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là
A. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
B. thổi từ áp cao cực về áp thấp xích đạo.
C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Phân biệt: Tỉ suất sinh thô và Tỉ suất tử thô.
b. Nêu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | B | C | B | D | D |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | D | A | B | B | C |
13 | 14 | 15 | 16 | ||
B | D | A | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
- Gió biển là loại gió hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ biển vào trong đất liền vào ban ngày. Do ban ngày mặt đất hấp thu nhiệt nhanh, lục địa nóng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm xuống hình thành áp thấp, còn ở biển mặt nước hấp thu nhiệt chậm hơn, mát hơn nên hình thành áp cao, gió từ thổi từ áp cao (biển) về áp thấp (trong đất liền)
- Gió đất là loại gió hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ đất liền ra biển vào ban đêm. Do ban đêm mặt đất tỏa nhiệt nhanh, lục địa lạnh, không khí co lại, tỉ trọng tăng lên hình thành áp cao, còn ở biển ban đêm mặt nước tỏa nhiệt chậm, ấm hơn, hình thành áp thấp nên gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp ngoài biển.
- Gió fơn là loại gió khô nóng khi xuống núi. Khi gió mát ẩm thổi tới một dãy núi, bị chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm (lên cao 100m nhiệt giảm 0,60C); vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi (xuống 100m nhiệt độ tăng 10C) nên sườn khuất gió rất khô và nóng
Câu 2:
a. Phân biệt: Tỉ suất sinh thô và Tỉ suất tử thô.
- Tỉ suất sinh thô là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
+ Đơn vị: ‰.
+ Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới: giảm rõ rệt.
+ Các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô : Tự nhiên- sinh học; Phong tục, tập quán và tâm lí xã hội; Trình độ phát triển KT-XH; Chính sách dân số của từng quốc gia...
- Tỉ suất tử thô là sự tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
+ Đơn vị: ‰.
+ Xu hướng thay đổi tỉ suất tử thô trên toàn thế giới: giảm rõ rệt.
+ Các yếu tố tác động đến tỉ suất tử thô: +Kinh tế - xã hội: chiến tranh, đối kém, bệnh tật...; Thiên tai: động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt, sóng thần...
b. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gia tăng dân số nhanh dẫn đến những gánh nặng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
+ Đối với kinh tế: gia tăng dân số nhanh gây sức ép lên vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân thấp...
+ Đối với xã hội: gây sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục; xã hội thiếu ổn định, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống giảm...
+ Đối với vấn đề môi trường: gây sức ép lên hệ thống tài nguyên, nguy cơ khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã và đang diễn ra dẫn đến cạn kiệt tài nguyên; gây ô nhiễm môi trường
- Ngược lại, nếu gia tăng dân số âm (ở một số nước phát triển) có thể gây những hậu quả:
+ Thiếu hụt nguồn lao động, lực lượng sản xuất vật chất trong tương lai
+ Gánh nặng lên vấn đề phúc lợi xã hội cho người già