Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Bổ sung các chú thích vào hình sau:
1……………………..
2………………………
3……………………….
4……………………….
A……………………..
B………………………
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm của hệ bài tiết ở chim giống với bò sát là:
A. Có thận sau
B. Có bóng đái
C. Không có bóng đái
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Động vật có phôi phát triển qua biến thái là:
A. Chim bồ câu.
B. Thằn lằn bóng đuôi dài.
C. Ếch đồng.
D. Cá
3. Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật ?
A. Cóc (nhựa cóc)
C. Ếch đồng
B. Cóc (bột cóc)
D. Ễnh ương
4. Người ta sử dụng sinh vật nào sau đây gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại ?
A. Vi khuẩn Calixi và Myoma
C. Ong mắt đỏ
B. Bướm đêm
D. Cả A, B, C đều sai
5. Biện pháp đấu tranh sinh học có nhược điểm là:
A. Không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
B. Loài này bị tiêu diệt tạo điều kiện cho loài khác phát triển
C. Một loài thiên địch vừa có ích vừa có hại
D. Cả A, B và C đều đúng
6. Lợi ích của đa dạng sinh học là:
A. Cung cấp thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp
B. Có tác dụng khống chế sinh học
C. Có giá trị văn hoá
D. Cả A, B và C đều đúng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì khác với hệ tuần hoàn ếch (vẽ hình có ghi chú hệ tuần hoàn của thằn lằn)?
Câu 2. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 3. Hãy giải thích các mối quan hệ sau:
a. Ngành Chân khớp - ngành Thân mềm - Động vật có xương sống
b. Ngành Thân mềm - ngành Ruột khoang - ngành Giun đốt
c. Cá voi với hươu sao và cá chép