Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Bộ.............. thuộc lớp bò sát có đặc điểm: hàm không răng, có mai và yếm.

A. Có vảy                      B. Cá sấu

C. Rùa                           D.Câu A và B.

2. Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:

A. Khí quản và 9 túi khí

B. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí

C. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi

D. 2 lá phổi và hệ thống túi khí

3. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ:

A. Hai chi trước dài hơn hai chi sau

B. Trên các chi đều có vuốt

C. Không có vành tai                                

D. Mất không có mi

4. Lớp chim sống ở những môi truờng nào sau đây ?

A. Ở cạn

B. Ở nước

C. Ở không khí

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 2. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thành các câu sau:

A. Tê giác thuộc lớp......................... , bộ...............................

B. Diều hâu thuộc lớp...................... nhóm...................... bộ..................

C. Rắn ráo thuộc lớp......................... bộ.......................

D. Ếch cây thuộc lớp......................... bộ.......................

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu.

Câu 2. Phân biệt bộ Guốc chẵn và bộ Guốc lẻ. Mỗi đại diện cho một ví dụ.

Câu 3. Kể tên các loài động vật thường phá hoại mùa màng.

Câu 4. Nêu ưu và nhưọc điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1.

 

1

2

3

4

C

C

B

D

Câu 2.

A.... thú,... Móng guốc (bộ Guốc lẻ)

B. ... chim,... chim bay,... chim ưng

C. ... bò sát,... có vảy

D.... lưỡng cư,... lưỡng cư không đuôi.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu.

- Vẽ đúng (Hình 43.4 SGK-trl41)

- Chú thích đúng, đầy đủ.

Câu 2. Phân biệt bộ Guốc chẵn và bộ Guốc lẻ.

* Thú Guốc chẵn:

- Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.

- Đại diện: Lợn, bò, hươu

* Thú Guốc lẻ:

- Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác)

- Đại diện: Tê giác, ngựa.

Câu 3. Ốc bươu vàng, nhện đỏ, châu chấu, ve sầu, sâu ăn cải, rệp sáp, chim sẻ, chuột, dơi.

Câu 4. Ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

- Ưu điểm: Mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm:

+ Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

+ Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”