Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Động vật có phôi phát triển qua biến thái là:

A. Chim bồ câu.

B. Thằn lằn bóng đuôi dài.

C. Ếch đồng.

D. Cá

Câu 2. Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:

A. Chim và thú

B. Bò sát và lưỡng cư.

C. Chim và lưỡng cư

D. Chim và bò sát

Câu 3. Mắt thằn lằn có mi cử động đưc giúp cho:

A. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho việc bắt mồi dễ dàng.

B. Bảo vệ mắt không bị khô và đánh lừa sâu bọ.

C. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và làm màng mắt không bị khô.

D. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho phát hiện kẻ thù.

Câu 4. Nơi có sự đa dạng sinh học nhiều nhất là:

A. Cánh đồng lúa.

B. Rừng nhiệt đới.

C. Đồi trống.

D. Biển

Câu 5. Đặc điểm đặc trưng của hệ tuần hoàn bò sát là:

A. Có hai vòng tuần hoàn, tim ba ngăn, máu đỏ tươi.

B. Có hai vòng tuần hoàn, tim ba ngăn, máu pha.

C. Có hai vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, máu pha.

D. Có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, máu pha.

Câu 6. Dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa là sử dụng:

A. Dùng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

B. Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

C. Gây vô sinh diệt sinh vật gây hại.

D. Dùng thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.

Câu 7. Hệ thần kinh tiến hoá nhất của động vật có đặc điểm:

A. Hình chuỗi hạch.

B. Hình mạng lưới,

C. Hình ống.

D. Chưa phân hoá

Câu 8. Sự tiến hóa về sinh sản của các động vật sau, thể hiện nào là đúng ?

A. Trai sông —> ếch đồng —> cá chép —> châu chấu —> chim bồ câu —> thỏ

B. Trai sông —> châu chấu —> cá chép —> ếch đồng —> chim bồ câu —>thỏ

C. Châu chấu —> ếch đồng —> trai sông —> chim bồ câu —> cá chép—> thỏ

D. Châu chấu —> trai sông —> ếch đồng —> cá chép —> chim bồ câu —> thỏ

II. T LUẬN

Câu 1. Minh hoạ bằng những ví dụ cụ th về vai trò của bò sát.

Câu 2. Lớp thú được chia làm mấy bộ ? Kế tên các bộ thú đó.

Hãy sắp xếp các đại diện của các bộ thú sau đây vào đúng vị trí của nó: bò, voi, gôrila, cá voi xanh, cá heo, dơi, vượn, chuột chù, chuột chũi, khỉ, báo, ngựa, chuột đồng, sóc, nhím, mèo, gấu, lạc đà, thú mỏ vịt, kanguru

Câu 3. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh gii động vật

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM: 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

A

 

X

 

 

 

 

 

 

B

 

 

 

X

X

X

 

X

C

X

 

X

 

 

 

X

 

D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát:

- Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại như đa số thằn lằn, gặm nhấm (chuột) như đa số rắn.

- Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba)

- Dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa...)

- Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn, rắn...)

Câu 2. * Lớp thú được chia làm 9 bộ (Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi, bộ Dơi, bộ Cá voi, bộ Ản sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt, bộ Móng guốc, bộ Linh trưởng)

* Hãy sắp xếp các đại diện của các bộ thú sau đây vào đúng vị trí của nó: bò, voi, gôrila, cá voi xanh, cá heo, dơi, vượn, chuột chù, chuột chũi, khỉ, báo, ngựa, chuột đồng, sóc, nhím, mèo, gấu, lạc đà, thú mỏ vịt, kanguru.

- Bộ Thú huyệt: Thú mò vịt

- Bộ Thú túi: Kănguru

- Bộ Dơi: Dơi

- Bộ Cá voi: Cá heo, cá voi xanh

- Bộ Ăn sâu bọ: Chuột chù, chuột chũi

- Bộ Gặm nhấm: Chuột đồng, sóc, nhím

- Bộ Ăn thịt: Mèo, gấu, báo

- Bộ Móng guốc: Lạc đà, ngựa, voi, bò

- Bộ Linh trưởng: Khỉ, vượn, Gôrila

Câu 3. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật:

Cây phát sinh giới động vật giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ họ hàng của các loài sinh vật; mức độ quan hệ họ hàng; sự phát sinh hay tuyệt diệt của một vài loài sinh vật nào đó để có biện pháp hỗ trợ phát triển giống loài hay hạn chế sự sinh trưởng bộc phát đảm bảo cho sự cân bằng của thế giới sinh vật.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”