Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần:
A. Săn tìm động vật quý hiếm
B. Đưa động vật quý hiếm về nuôi tại gia đình.
C. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm
D. Nhân giống trong vườn quốc gia
2. Chim bồ câu có tập tính là ?
A. Sống thành đôi
B. Sống đơn độc
C. Sống thành nhóm nhỏ
D. Sống thành đàn
3. Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức được xem là tiến hoá nhất là:
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản hữu tính
C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong
D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài
4. Những động vật nào dưới đây có 3 hình thức di chuyển ?
A. Châu chấu, hươu
B. Ếch đồng, dơi
C. Vịt trời, châu chấu
D. Kănguru, vượn
5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:
A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại .
B. Gây vô sinh sinh vật gây hại
C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại
6. Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:
A. Cá và bò sát
B. Bò sát và lưỡng cư
C. Chim và thú
D. Chim và lưỡng cư
7. Hệ thần kinh tiến hoá nhất của động vật có đặc điểm:
A. Chưa phân hoá
B. Hình mạng lưới
C. Hình ống
D. Hình chuỗi hạch
8. Đặc điểm giúp thằn lằn bóng thích nghi với đời sống di chuyển trên cạn:
A. Da khô có vảy sừng
B. Thân dài, đuôi rất dài
C. Bốn chân có 5 ngón có vuốt
D. Cả B và C
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Câu 2. Đa dạng sinh học là gì ? Theo em, làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nưóc ta ?
Câu 3. Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư, cá ?