Câu 1. Qua nhận xét của vua Lê Thánh Tông chúng ta thấy:
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi với tư cách là người chỉ huy chiến lược, người cố vấn cho Lê Lợi, người đề ra những biện pháp, chủ trương vừa thu phục lòng dân, đưa nhân dân về với cuộc khởi nghĩa, vừa vạch rõ tính phi nghĩa của cuộc xâm lược của quân Minh, làm tan rã hàng ngũ địch tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi.
Ông vừa là người sáng tác thơ văn và để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng mà tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo.
Với tài đức của mình, ông được nhà vua tin yêu và quý trọng.
Câu 2. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở điểm nào?
- Triều đình:
+ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Giúp vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn..
+ Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay hoàng đế, triều đình; hạn chế được tính phân tán, cục bộ địa phương).
+ Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị, xã.
- Các đơn vị hành chính:
+ Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.
+ Chia nước làm 13 đạo.
+ Dưới đạo là phủ, huyện, xã.
- Cách đào tạo tuyển chọn nhân tài:
+ Mở rộng thi cử.
+ Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài.
+ Triều đình không dùng lầm người kém.
+ Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để tuyển lựa, bổ dụng quan lại (tức là phải có học, thi đỗ, có bằng cấp mới được nhà nước bổ dụng làm quan).
Câu 3. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có đặc điểm gì khác nhau?
Nhà nước thời Lý - Trần
|
Nhà nước thời Lê sơ
|
- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Vua nắm mọi quyền hành)
- Nhà nước quân chủ quý tộc.
|
- Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội → Tập trung quyền lực hơn thời Lý - Trần.
Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
|
Câu 4. Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?
Đường lối đối ngoại của Quang Trung thể hiện mong muốn đất nước không có chiến tranh, nhân dân có điều kiện xây dựng và phát triển, sự hòa hợp đó là điều kiện hoà bình cho nhân dân hai nước trao đổi, giao lưu buôn bán. Nhưng chính sách đó cũng thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nếu kẻ thù nào dám động đến một tấc đất của Tổ quốc thì không tha thứ.