Câu 1. Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật:
- Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ. Vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
- Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Câu 2. Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Nội dung
|
Thời Quang Trung
|
Thời Nguyễn
|
Ngoại giao
|
Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
|
- Thuần phục nhà Thanh
- Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc
|
Ngoại thương
|
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
- "Mở cửa ải, thông chợ búa"
|
- Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xin-ga-po, Xiêm, Mã Lai
- Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
|
Câu 3. Quang Trung đã thực hiện chỉnh sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
- Quang Trung tiếp tục thi hành chính sách quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
- Xây dựng quân đội mạnh gồm:
+ Bộ binh, tượng binh và kị binh.
+ Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
Ngoại giao: Quang Trung thực hiện chủ trương mềm dẻo với nhà Thanh (đặt quan hệ thân thiện, hòa hiếu, mở cửa ải thông thương hàng hóa giữa 2 nước, cho lập đền thờ tướng giặc Sầm Nghi Đổng tại Thăng Long...) mặt khác vẫn kiên quyết bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 4. Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỉ XVIII?
- Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung.
- Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.
- Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Điều mà các phong trào nổi dậy của nhân dân ta nửa đầu thế kỉ XIX không có được.