Đề bài
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: (10 điểm)
Câu 1. Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian:
A. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.
B. Thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.
C. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII.
D. Thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII.
Câu 2. Thời kì Lê sơ, quân dân Đại Việt kháng chiến chống sự xâm lược của:
A. Quân Mông – Nguyên.
B. Quân Xiêm.
C. Quân Thanh.
D. Quân Minh.
Câu 3. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân sự. Đó là đặc điểm tồ chức bộ máy chính quyền:
A. Thời Đinh - Tiền Lê.
B. Tiền Lê.
C. Thời Lê sơ.
D. Thời Lý - Trần.
Câu 4. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là:
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt.
C. Đại Ngu.
D. Việt Nam.
Câu 5. Vị vua được xem là anh minh nhất trong thời Lê sơ là:
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Nhân Tông.
Câu 6. Luật Hồng Đức ra đời trong thời kì:
A. Thời Lý - Trần.
B. Thời Tiền Lê.
C. Thời nhà Hồ.
D. Thời Lê sơ.
Câu 7. Trong thời kì nào có chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Hà đê sứ?
A. Thời nhà Trần và thời Lê sơ.
B. Thời nhà Lý và thời Lê sơ.
C. Thời nhà Hồ và thời Lê sơ.
D. Thời nhà Lý - nhà Trần và thời nhà Hồ.
Câu 8. Số lượng nô tì ngày càng giảm dần, đó là một trong những đặc điểm xã hội:
A. Thời Lý - Trần.
C. Thời Đinh - Tiền Lê.
B. Thời nhà Hồ.
D. Thời Lê sơ.
Câu 9. Thời kì nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn? Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?
A. Thời nhà Lý.
B. Thời nhà Trần.
C. Thời nhà Hồ.
D. Thời Lê sơ.
Câu 10. Chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ:
A. Chiến thắng Bạch Đằng.
B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.
C. Chiến thắng Đống Đa.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi.
Câu 11. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửa ca, Châu cơ thẳng thưởng, Chinh tây kỉ hành.... Tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán ), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm). Ông là:
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Thánh Tông
C. Ngô Sĩ Liên
D. Lương Thế Vinh
Câu 12. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí linh sơn phủ, Dư địa chí... ông là:
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Thánh Tông
C. Ngô Sĩ Liên
D. Lương Thế Vinh
Câu 13. Tình hình chính trị nước ta thế kỉ XVI có những biến động:
A. Nhà nước Lê sơ thịnh đạt.
B. Nhà nước Lê sơ được thành lập.
C. Nhà nước phong kiến Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập.
D. Nhà Mạc bước vào giai đoạn thối nát.
Câu 14. Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều diễn ra vào:
A. Thế kỉ XVI.
B. Thế kỉ XVII
C. Thế kỉ XVIII.
D. Thế kỉ XIX
Câu 15. Nước ta vào thế kỉ XVII đã diễn ra sự kiện:
A. Chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều.
B. Các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh chia cắt đất nước.
C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
D. Tất cả cùng đúng.
Câu 16. Trước sự bùng nổ và lan rộng của khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ
XVIII, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, chứng tỏ:
A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương.
B. Sự lớn mạnh của nông dân.
C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến.
D. Sự xâm lược của thế lực bên ngoài.
Câu 17. Triều đại Tây Sơn tồn tại trong khoảng thời gian:
A. 1778 đến 1802.
B. 1777 đến 1789.
C. 1779 đến 1800.
D. 1776 đến 1804.
Câu 18. Nguyễn Ánh đánh bại Vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?
A.Năm 1801
B. Năm 1802.
C. Năm 1803.
D. Năm 1804.
Câu 19. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các thế lực phong kiến đã xâm lược nước ta:
A. Quân Minh, Thanh.
B. Quân Tống, Thanh.
C. Quân Mông - Nguyên.
D. Quân Xiêm, Thanh.
Câu 20. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã đánh bại quân Xiêm xâm lược với chiến thắng:
A. Chi Lăng - Xương Giang.
B. Tốt Động - Chúc Động
C. Rạch Gầm - Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi - Hà Hồi.
Câu 21. Chiến thắng Đống Đa đã quyết định đến số phận của quân xâm lược:
A. Minh.
B. Thanh.
C. Xiêm.
D. Tống.
Câu 22. Sử quán triều Nguyễn có:
A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kỉ tiền biên, Đại Nam liệt truyện.
C. Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.
Câu 23. Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là:
A. Lê Quý Đôn.
B. Nguyễn Hữu Trác.
C. Lương Thế Vinh.
D. Phan Huy Chú.
Câu 24. Vào nửa đầu thế kỉ XIX nền văn học nước nhà có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là:
A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
D. Bánh Trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 25. Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt đã phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao vào thời kì:
A. Thời nhà Đinh.
B. Thời Lê sơ.
C. Thời nhà Trần.
D. Thời Quang Trung.
Câu 26. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII, nước Đại Việt gắn nền với triều đại:
A. Nhà Đinh.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
Câu 27. Những thời kì nào trong lịch sử nước ta đã đánh bại kẻ thù xâm lược nhà Tống?
A. Thời nhà Lý.
B. Thời nhà Trần.
C. Thời Tiền Lê và Lý.
D. Thời Lê sơ và nhà Lý.
Câu 28. Trong lịch sử chống ngoại xâm từ thể kỉ X đến thế kỉ XVI, dân tộc ta phải đối mặt với kẻ thù nào lâu nhất?
A. Quân xâm lược Tống.
B. Quân xâm lược Mông – Nguyên.
C. Quân xâm lược nhà Minh.
D. Quân xâm lược nhà Thanh.
Câu 29. Chiến thắng nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ở thế kỉ XVIII?
A. Chiến thắng chống Tống của Lê Hoàn.
B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung.
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền .
Câu 30. Thời kì nào nước ta chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc?
A. Thời kì Tây Sơn.
B. Thời kì nhà Nguyễn.
C. Thời kì nhà Trần.
D. Thời kì nhà Lý.
Câu 31. Trong lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, Phật giáo phát triển thịnh đạt nhất dưới triều đại:
A. Tiền Lê.
B. Lê sơ.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Lý.
Câu 32. Thời kì trong lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, vua đi cày tịch điền đầu tiên:
A. Thời kì Tiền Lê.
B. Thời kì nhà Trần.
C. Thời kì nhà Lý.
D. Thời kì Hậu Lê.
Câu 33. Đoạn viết dưới đây nói về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào? Do ai viết ?
"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muôn... ”
A. Chống xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi.
B. Chống xâm lược nhà Tống. Lý Thường Kiệt.
C. Chống xâm lược Mông - Nguyên. Trần Quốc Tuấn.
D. Chống xâm lược Mông - Nguyên. Trần Quang Khải.
Câu 34. Bộ Hoàng Triều luật lệ đuợc ban hành dưới thời:
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Nguyễn.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 35. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, các nhà nước phong kiến ở nước ta được xây dựng theo chế độ:
A. Dân chủ phong kiến.
B. Quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền.
C. Phong kiến phân quyền.
D. Phong kiến phân quyền.
Câu 36. Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời:
A. NhàLý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Lê sơ.
D. Nhà Nguyễn.
Câu 37. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?
A. Thời kì nhà Đinh.
B. Thời kì nhà Ngô.
C. Thời kì nhà Lý.
D. Thời kì nhà Trần.
Câu 38. Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư vào thời:
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Nguyễn.
Câu 39. Điền trang là:
A. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có.
B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu , địa chủ.
C. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu thời Lý.
D. Ruộng đất các chúa Nguyễn di dân khai hoang mà có.
Câu 40. Đại cồ Việt là tên nước ta thời kì:
A. Đinh - Tiền Lê.
B. Đinh - Tiền Lê và đầu thời Lý.
C. Tiền Lê - Lí và đầu thời Trần.
D. Lí - Trần.
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dưới thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển có tên:
A. Đại Việt sử kí.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Việt giám thông khảo tổng luận.
Câu 2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại:
A. Lam Sơn (Thanh Hoá).
B. Núi Chí Linh (Hải Dương).
C. Linh Sơn (Thanh Hoá).
D. Lam Kinh (Thanh Hoá).
Câu 3. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, năm 1428 Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi:
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Chí Linh sơn phủ.
C. Quân trung từ mệnh tập.
D. Quốc ân thi tập.
Câu 4. Thời Lê sơ chính quyền phong kiến hoàn chỉnh nhất dưới triều:
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 5. Thời Lê sơ, Ngô Sĩ Liên là tác giả của bộ:
A. Đại Việt sử kí.
B. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Sử kí tục biên.
Câu 6. Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm:
A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
D. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
D. Tất cả câu trên đúng.
Câu 7. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, ông là:
A. Ngô Sĩ Liên.
B. Ngô Thì Nhậm.
C. Lê Văn Hưu.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 8. Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên:
A. Nhất thống dư địa chí.
B. Dư địa chí.
C. Hồng Đức bản đồ.
D. An Nam hình thăng đồ.
Câu 9. Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là:
A. Bản thảo thực vật toát yếu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh.
C. Phủ biên tạp lục.
D. Bản thảo cương mục.
Câu 10. Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?
A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.
B. 6 lần. Ở Thanh Hoá, Nghệ An.
C. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An.
D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh, Nghệ An.
Câu 11. Đâu là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông La (Hà Tĩnh).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Không phải các vùng trên.
Câu 12. Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay:
A. Tỉnh Nghệ An.
B. Tỉnh Quảng Bình,
C. Tỉnh Quảng Trị.
D. Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Câu 13. Chọn cụm từ thích hợp điền vào câu sau:
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái…….
A. càng gay gắt.
B. càng diễn ra quyết liệt.
C. càng ít đi.
D. càng phức tạp.
Câu 14. Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào:
A. Thế kỉ XV.
B. Thế kỉ XV - XVI.
C. Thế kỉ XVII - XVIII.
D. Thế kỉ XVIII - XIX.
Câu 15. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:
“ Tiếp nhận ......... từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng. ”
A. Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 16. Dựa trên cơ sở chữ viết nào, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn:
A. Chữ Hán, chữ Phạn.
B. Chữ Hán, chữ Nôm.
C. Chữ Chăm, chữ Nôm.
D. Tất cả các chữ trên.
Câu 17. Dòng văn học dân gian của nước ta có các thể loại tiêu biểu nhất gồm:
A. Ca dao, tục ngữ.
B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí.
C. Ca dao, dân ca.
D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè.
Câu 18. Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:
A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo.
B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo.
D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn.
Câu 19. Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo thứ tự thời gian:
A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Chi Lăng - Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt.
D. Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt, Bạch Đằng.
Câu 20. Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn được gọi là “Trạng Lường”. Ông là:
A. Lê Thánh Tông
B. Nguyễn Trãi.
C. Ngô Sĩ Liên.
D. Lương Thế Vinh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm). Theo em, vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông?
Câu 2 (2,5 điểm). Trong các thế kỉ XVI - XVIII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm đã phản ánh những điều gì?
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó ?
Câu 2 (3,0 điểm). Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học thế kỉ XV?
Câu 3 (4,0 điểm). Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý?
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm). Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?
Câu 2 (3,0 điểm). Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung?
Câu 3 (4,0 điểm). Lập biểu bảng về chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại thời Nguyễn có những mặt tích cực, mặt hạn chế nào?
Chính sách |
Mặt tích cực |
Mặt hạn chế |
Nông nghiệp: - Khai hoang - Chế độ quân điền - Thuỷ lợi |
|
|
Thủ công nghiệp |
|
|
Thương nghiệp |
|
|
Khai thác mỏ |
|
|
Đề bài
Cầu 1 (2,0 điểm). Nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông:
" Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng".
Câu 2 (4,0 điểm). Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở điểm nào?
- Triều đình.
- Đơn vị hành chính.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại.
Câu 3 (2,0 điểm). Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có đặc điểm khác nhau?
Câu 4 (2,0 điểm). Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm). Đến thế kỉ XVI - XVII nước ta đã có quan hệ buôn bán với thương nhân những nước nào? Mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?
Câu 2 (3,0 điểm). Nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước đó?
Câu 3 (4,0 điểm). Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét?
Đề bài
Câu 1 (2,5 điểm). Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?
Câu 2 (2,5 điểm). Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Nội dung |
Thời Quang Trung |
Thời Nguyễn |
Ngoại giao |
|
|
Ngoại thương |
|
|
Câu 3 (2,5 điểm). Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
Câu 4 (2,5 điểm). Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỉ XVIII?
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm). Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?
Câu 2 (3,0 điểm). Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến những hậu quả gì?
Câu 3 (5,0 điểm). Lập biểu bảng nêu tên các vị anh hùng dân tộc và chiến công của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Triều đại |
Tên các vị anh hùng |
Chiến công |
Ngô |
|
|
Đinh |
|
|
Tiền Lê |
|
|
Lí |
|
|
Trần |
|
|
Hồ |
|
|
Lê sơ |
|
|
Tây Sơn |
|
|
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
Câu 2 (2,0 điểm). “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
Câu 3 (5,0 điểm). Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nổi bật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét?
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ?
Câu 2 (2,0 điểm). Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung có viết:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đảnh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ ”.
Lời dụ đó muốn nói lên điều gì của Quang Trung?
Câu 3 (2,0 điểm). Vì sao, nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao?
Câu 4 (3,0 điểm). Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục - khoa học nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau:
Các lĩnh vực |
Tình hình phát triển-Các thành tựu |
1. Giáo dục-Thi cử |
|
2. Sử học |
|
Địa lí |
|
Y học |
|
3. Kĩ thuật |
|