Câu 1. Tình hình kinh tế xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?
Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.
- Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.
- Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực → Nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
Câu 2. Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến những hậu quả gì?
Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha phương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.
Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
→ Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
Câu 3. Lập biểu bảng nêu tên các vị anh hùng dân tộc và chiến công của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Triều đại
|
Tên các vị anh hùng
|
Chiến công
|
Ngô
|
Ngô Quyền
|
- Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bội Kiêu Công Tiến, đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán, đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới: độc lập, tự chủ gắn liền với chế độ phong kiến. Ngô Quyền được mệnh danh là “Ông tổ phục hưng”.
|
Đinh
|
Đinh Bộ Lĩnh
|
Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương, sau đó lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cổ Việt.
|
Tiền
Lê
|
Lê Hoàn (Lê Đại Hành)
|
Sau khi lên ngôi đã lãnh đạo nhân dân đập tan âm mưu xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo về nền độc lập của dân tộc.
|
Lí
|
Lý Thường Kiệt
|
Lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc tập kích sang đất Tống (1075 - 1076) và đánh bại 30 vạn quân xâm lược Tống khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ hai trên phòng tuyến Như Nguyệt. Độc lập dân tộc được giữ vững.
|
Trần
|
Trần Thái Tông
Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn)
|
Lãnh đạo nhân dân đánh bại 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
- Tổng chỉ huy quân đội, viết sách Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ. Lãnh đạo nhân dân đánh bại lần xâm lược thứ hai (1288) và lần xâm lược thứ ba của quân Mông – Nguyên. Độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn.
|
Hồ
|
Hồ Quý Ly
|
- Ban hành những cải cách về nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự; đưa đất nước thoát khỏi trình trạng khủng hoảng; chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người có tâm huyết với đất nước.
|
Lê sơ
|
Lê Lợi và Nguyễn Trãi (Khởi nghĩa Lam Sơn)
|
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đập tan ách thống trị nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
|
Tây Sơn
|
Nguyễn Huệ (Quang Trung)
|
- Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc, lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.
|