Đọc đoạn văn và trả lời các yêu cầu dưới đây:
"Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu con ngựa"
“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm cả ngày”
" Mỗi ngày Mị không nói lùi lũi như con rùa nuôi trong xó xửa"
" Ngựa vẫn đứng yên gãi chân nhai cỏ, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa"
( " Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài)
Câu 1. Những thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong những câu văn trên?
Câu 2. Nêu hiệu quả, ý dụng của những thủ pháp nghệ thuật ấy?
Câu 3. Từ những câu tríc trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10-12 câu) nói về tình cảm, thái độ của nhà văn với đối tượng miêu tả?
Câu 1.
Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng là: so sánh ( bằng, hơn, kém), điệp, vật hóa.
Câu 2.
Hiệu quả, tác dụng:
- So sánh Mị với con trâu, con ngựa, con rùa để làm nổi bật nỗi khổ về cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái Mèo này.
- Điệp để nhấn mạnh nội dung diễn đạt đồng thời tọa nhịp điệu cho câu văn.
- Vật hóa ( ngược với nhân hóa) tạo nên ý nghĩa kiếp người chỉ bằng, thậm chí không bằng kiếp vật.
Câu 3.
Yêu cầu về đoạn văn:
- Hình thức: 10-12 câu theo phương pháp quy nạp.
- Nội dung: Sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với nỗi khổ đua bất hạnh của nhân vật Mị trong tác phẩm nói riêng và những người phụ nữ miền núi nói chung. Qua đó, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn vừa am hiểu đời sống, vừa có tấm lòng nhân đạo đáng quý.