Anh/ chị hãy đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thì lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Âm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đấy mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Trần Tế Xương)
Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 2. Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Tìm và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5 – 6)
Câu 4. Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”?
Hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi 5 và 6:
“Chúng ta cần suy nghĩ thêm về những yêu cầu cơ bản trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng cơ bản nhất là phải qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa nó từng bước, một cách rất thận trọng và vững chắc, mà phát triển tốt tư duy của con người, con người Việt Nam ta: tư duy chính trị, tư duy kinh tế, tư duy nghệ thuật, tư duy khoa học…..Đó là một điểm rất quan trọng trong phương pháp tư tưởng của chúng ta. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa nó là để phục vụ sự phát triển của tư duy, sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Nếu không như thế, thì không thể hiểu được công việc này có ích chỗ nào, cần thiết chỗ nào”
(Phạm Văn Đồng, trích trong Chuẩn hóa chính tả và nghệ thuật NXB GD, 1983)
Câu 5. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên?
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 1.
Chủ đề: Nhũng cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt của thứ văn hóa lai căng (lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.
Câu 2.
Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi – nơi vốn được coi là điển hình của sự tôn nghiêm.
Câu 3.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt, vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.
Câu 5.
Sở dĩ Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất BẮc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước nhưng cảnh thi cử lộn xộn, bát nháo như thế này thì không thể tìm được nhân tài. Câu thơ vừa có màu sắc trào phúng (châm biếm, chua chát) vừa đậm chất trữ tình (đau xót). Cũng có thể hiểu đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà.
Câu 5.
Có thể đặt: Những yêu cầu cơ bản trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Câu 6.
Phương thức biểu đạt trong đoạn văn: nghị luận.