Đọc hiểu Vĩnh biệt cửu trùng đài

Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch. 2

Lời giải

   Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.

2. Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao - Lạng (kí, 1951)…

3. Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.

   Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng Đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

4. Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu Trùng Đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm và huỷ diệt Cửu Trùng Đài.

5. Đọc phân vai, phân biệt lời dẫn và lời thoại của nhân vật.

II - Kiến thức cơ bản

   Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là một vấn đề rất phức tạp. Nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau là điều đương nhiên nhưng chúng quan hệ với nhau như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Cuộc tranh luận giữa hai trường phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” là cố gắng của các nhà nghiên cứu để xác định mối quan hệ này. Các nhà văn Việt Nam sau này cũng vẫn cố gắng không ngừng để lí giải quan niệm của mình. Với kịch Vũ Như Tô, một mặt nào đấy cũng là cố gắng và quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

   Vũ Như Tô là một vở bi kịch. Nhân vật chính là một người nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết với khát vọng sáng tạo nghệ thuật rất lớn và chân chính. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề lớn, đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại.

   Đoạn trích tái hiện cuộc nổi dậy của binh lính và dân chúng dưới sự cầm đầu của Lê Duy Sản. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài theo lời khuyên của Đan Thiềm với mục đích xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật. Đó là mục đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Còn điều mà nhân dân và binh lính trông thấy ngay trước mắt là Vũ Như Tô đang dùng công sức và xương máu của nhân dân để phục vụ mục đích ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân Lê Tương Dực.

   Chỉ là một trích đoạn nhưng đoạn kịch này cũng có kết cấu như một vở kịch: Có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch.

   Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch.

   Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

   Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ.

   Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc. Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.

   Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch: Biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai.

   Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động.

   Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.

   Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳng định nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống. Về một phương diện nào đó, với kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của Nam Cao.

III - liên hệ

1. Có cái nghề nào thú vị hơn nghề văn. Nó lấy nguyên liệu chính là con người, một cái gì đẹp nhất, kì diệu nhất của sự sáng tạo… Đừng viết cái gì sai trái với sự thực của con người. Người là thật. Phải thật với người… Phải tự nâng mình lên. Tự vượt mình lên. Và cải tạo xã hội…

(Trích nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng, ngày 16 – 6 và ngày 15 – 7 – 1956)

 

2. Vũ Như Tô là vở kịch mang tính anh hùng ca. Nghệ sĩ Như Tô là một “kẻ sĩ” theo đúng nghĩa của nó: Đối mặt với cái chết, trước những lời đe doạ của Lê Tương Dực (“Trẫm sai cắt lưỡi mi đi bây giờ”, “Mi chờ quân đao phủ dẫn đi”), chàng bất khuất, hiên ngang như một “kẻ sĩ”. Chàng bảo Vua: “Hoàng thượng quá lầm về chữ sĩ. Một ông quan trị dân với một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước, tiện nhân chưa biết người nào mới đáng gọi là sĩ ” (I,9). Con người có “mộng lớn” ấy sống với Đài, chết với Đài. ở hồi kết thúc, khi Đan Thiềm không còn, Cửu Trùng Đài đã sụp đổ, chàng điềm tĩnh bảo quân lính của Trịnh Duy Sản: “Dẫn ta đến pháp trường” (V,9). Lời nói trên của Vũ Như Tô (về kẻ sĩ) quyết định một bước ngoặt của hành động kịch: Vua phải nhượng bộ, sai bỏ gông xiềng cho chàng, cùng chàng bàn định việc xây dựng Cửu Trùng Đài; mặt khác, nó triết lí về giá trị con người. Lời nói sau của chàng kết thúc năm hồi của vở kịch, cũng mang ý nghĩa về quan niệm lí tưởng đời sống con người, nó sẽ còn âm vang mãi mãi sau này.

   Như vậy, Vũ Như Tô là một bi kịch (và một bi kịch lớn), kiểu bi kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII, với tiêu đề vở là tên nhân vật trung tâm (AndromaquePhèdreVũ Như Tô…), với những hồi, những cảnh xung đột đầy kịch tính, và cuối cùng kết thúc bằng những cái chết: Vua Lê Tương Dực bị giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn, Nguyễn Vũ tự đâm dao vào cổ, chết, Đan Thiềm bị lôi đi xử giảo, Vũ Như Tô ra pháp trường. Cái chết của Vua và Hoàng hậu được Lê Trung Mại kể trong tiếng khóc; hình thức kể truyện (récit) trong kịch, một mặt mở rộng không gian kịch (không gian ngoài sân khấu), Vua bị đâm chết ở phường Bích Câu, mặt khác, trên sân khấu, miêu tả tác động của đối thoại: Nguyễn Vũ khóc: “Hoàng thượng ôi ! Ăn lộc Vua, xin chết vì nạn của Vua!”. ở độc thoại này, nhân vật nói với “Hoàng thượng” vắng mặt, nói với bản thân mình, và với người xem ; nói xong Nguyễn Vũ tự tử. Đó là tính đa âm và tính hành động của đối thoại kịch. Còn hồn thiêng của Đan Thiềm và Vũ Như Tô bay đi, ở hậu trường, sân khấu còn vẳng tiếng kêu của Như Tô: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!” diễn đạt ý nghĩa sâu xa của vở kịch, trung tâm cái bi kịch ngàn đời của nhân loại, – cái Đẹp cao cả và đẫm máu, đó là dư âm của Vũ Như Tô. Hết sức lôgíc, “mộng lớn” tan tành, Đan Thiềm chết, Cửu Trùng Đài sụp đổ, tất cả đã được báo hiệu từ hồi II, lớp 3, khi xuất hiện Trịnh Duy Sản. Duy Sản nói: “Xây dựng Cửu Trùng Đài thì loạn mất”… “Loạn”…  “Loạn”, “Loạn”, và tuốt kiếm chém Vũ Như Tô, Nguyễn Vũ kịp ngăn lại; đó là vết rạn thứ nhất của toà Đài. Sang hồi III, vết rạn thứ hai, nghiêm trọng hơn, nó ở ngay trong nội bộ những người thợ đang thiết kế và xây dựng Đài: Phó Bảo, Phó Độ, Hai Quát…, những người thợ tài hoa đã chung sức, chung lòng với Vũ Như Tô, nay, trước sự lung lạc và đe doạ của Trịnh Duy Sản, quay lưng lại “Bác Cả”, theo kẻ phản loạn. ở hồi IV, lớp 1, xuất hiện Vũ Như Tô lồng lộng trên Đài cao, tráng lệ, đang xây dở, xa xa Khải Hoàn Môn hoành tráng, song một Vũ Như Tô “đi khập khiễng”, “tay chống gậy”. Tất cả các biến diễn trên (thể hiện bằng đối thoại – hành động) liên kết với nhau, từ hồi này qua hồi khác, tạo nên những hình tượng báo hiệu và chuẩn bị cho sự đổ vỡ của Cửu Trùng Đài ở Hồi V, cấu trúc lôgíc, nghiêm ngặt của kịch cổ điển phương Tây. Chỉ dẫn sân khấu (didascalies), những khoảnh trống, chỗ trắng của kịch bản, diễn từ (discours).

(Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và bình văn, NXB Hội Nhà văn, 1999)

3. Nhân xem lại kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, nhà thơ Hồng Nhu tâm sự với “Đan Thiềm”:

Tài sắc không nơi trú ngụ

Đêm tối ngày dài dải lụa lê thê

Nàng nhướng mắt chín bậc thềm vương phủ

Mảnh trăng xa thăm thẳm chưa về…

Ai khóc khi người ta cười

Rùng mình nghe phỡn phè cung điện

Ai thức khi người ta ngủ

Mắt thâm quầng nỗi nhân thế khôn nguôi

Vũ Như Tô chàng ở đâu ở đâu

Cửu Trùng Đài lồng lộng quá

ánh nắng chừng chình mái đậu

Ngơ ngác dung nhan người xa lạ

Làm sao nghệ sĩ bầu bạn với cường quyền

Làm sao cái đẹp an cư cùng hoa độc?

Đắp xây hay phá đốt

Đều làm đau lòng nàng, tội quá Đan Thiềm ôi!

Thôi trời đất hãy chứng cho lòng dân

Người xây điện cũng chính người đốt điện

Ngọn lửa này xin là lời nguyện

Soi lương tri máu đỏ lối nhân quần…


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

a/ Tế bào lông hút

b/ Tế bào nội bì

c/ Tế bào biểu bì

d/ Tế bào vỏ.

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

a/ Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

b/ Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

c/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 3: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.

c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.

d/ Qua mạch gỗ.

Câu 4: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.

d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 5: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

a/ Khi cây ở ngoài sáng.

b/ Khi cây ở trong tối.

c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.

d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

Câu 6: Nhiệt độ có ảnh hưởng:

a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.

b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.

c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.

d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.

Câu 7: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:

a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.

c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 8: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:

a/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,

phát triển rễ.

b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

c/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

d/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Câu 9: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là:

a/ Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

b/ Lá nhỏ có màu vàng.

c/ Lá non có màu lục đậm không bình thường.

d/ Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Câu 10: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

a/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP.

b/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

c/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong NADPH.

d/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các

liên kết hoá học trong ATP.

Câu 11: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

a/ Tích luỹ năng lượng.

b/ Tạo chất hữu cơ.

c/ Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

d/ Điều hoà nhiệt độ của không khí.

Câu 12: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

a/ Ở màng ngoài.

b/ Ở màng trong.

c/ Ở chất nền.

d/ Ở tilacôit

Câu 13: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:

a/ Lúa, khoai, sắn, đậu.

b/ Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

d/ Rau dền, kê, các loại rau

Câu 14: Các tilacôit không chứa:

a/ Hệ các sắc tố.

b/ Các trung tâm phản ứng.

c/ Các chất chuyền điện tử.

d/ enzim cácbôxi hoá.

Câu 15: Điểm bù ánh sáng là:

a/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

b/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

c/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

d/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 16: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?

a/ Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.

b/ Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.

c/ Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

d/ Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.

Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4

khi cố định CO2 ?

a/ Đều diễn ra vào ban ngày.

b/ Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).

c/ Sản phẩm quang hợp đầu tiên.

d/ Chất nhận CO2

Câu 18: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

a/ Mạng lưới nội chất.

b/ Không bào.

c. Lục lạp.

d/ Ty thể.

Câu 19: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở:

a/ Thực vật và một số vi khuẩn.

b/ Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.

c/ Tảo và một số vi khuẩn.

d/ Thực vật, tảo.

Câu 20: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:

a/ Ở rễ

b/ Ở thân.

c/ Ở lá.

d/ Tất cả các cơ quan của cơ thể.

Câu 21: Chu trình crep diễn ra ở trong:

a/ Ty thể.

b/ Tế bào chất.

c/ Lục lạp.

d/ Nhân.

Câu 22: Hô hấp ánh sáng xảy ra:

a/ Ở thực vật C4.

b/ Ở thực vật CAM.

c/ Ở thực vật C3

d/ Ở thực vật C4 và thực vật CAM.

Câu 23: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:

a/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

b/ 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

c/ 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

d/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 24: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

a/ Tiêu hóa ngoại bào.

b/ Tiêu hoá nội bào.

c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 25: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

a/ Tiêu hoá hoá và cơ học.

b/ Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

c/ Chỉ tiêu hoá cơ học.

d/ Chỉ tiêu hoá hoá học.

Câu 26: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?

a/ Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.

b/ Diều được hình thành từ khoang miệng.

c/ Diều được hình thành từ dạ dày.

d/ Diều được hình thành từ thực quản.

Câu 27: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

a/ Tiêu hóa ngoại bào.

b/ Tiêu hoá nội bào.

c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 28: Tiêu hoá là:

a/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

b/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

c/ Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.

d/ Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà

cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 29: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

a/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

b/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

c/ Ngựa, thỏ, chuột.

d/ Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 30: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có

hình thức hô hấp như thế nào?

a/ Hô hấp bằng mang.

b/ Hô hấp bằng phổi.

c/ Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí.

d/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 31: Mao mạch là

a/ Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi

sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

b/ Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành

trao đổi chất giữa máu và tế bào.

c/ Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi

chất giữa máu và tế bào.

d/ Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành

trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Câu 32: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

a/ Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

b/ Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

c/ Chỉ có ở cá, lưỡng cư.

d/ Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

Câu 33: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

a/ Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

b/ Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

c/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

d/ Cơ quan sinh sản

Câu 34: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

a/ Dòng máu chảy liên tục.

b/ Sự va đẩy của các tế bào máu.

c/ Co lóp của mạch.

d/ Năng lượng co tim.

Câu 35: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

a/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.

b/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.

c/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.

d/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

a/ Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

b/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

c/ Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

d/ Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Câu 2: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.

c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 3: Nước liên kết có vai trò:

a/ Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

b/ Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

c/ Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

Câu 4: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

a/ Khi cây ở ngoài ánh sáng

b/ Khi cây thiếu nước.

c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

d/ Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 5: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:

a/ Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

b/ Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

c/ Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.

d/ Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.

Câu 6: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 7: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 8: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.

b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

c/ Chóp rễ che chở cho rễ.

d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

Câu 9: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:

a/ Độ ẩm đất và không khí.

b/ Nhiệt độ.

c/ Anh sáng.

d/ Dinh dưỡng khoáng.

Câu 10: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.

d/ Tất cả các biện pháp trên.

Câu 11: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

a/ Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

b/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

c/ Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

d/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 12: Vai trò của kali đối với thực vật là:

a/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

c/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,

phát triển rễ.

d/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 13: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?

a/ 7 – 7,5

b/ 6 – 6,5

c/ 5 – 5,5

d/ 4 – 4,5.

Câu 14: Sự biểu hiện của triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là:

a/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

b/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

c/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

d/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 15: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

a/ ATP, NADPH và O2

b/ ATP, NADPH và CO2

c/ ATP, NADP+ và O2

d/ ATP, NADPH.

Câu 16: Vì sao lá cây có màu xanh lục?

a/ Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

b/ Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

c/ Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

d/ Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 17: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:

a/ Lúa, khoai, sắn, đậu.

b/ Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

d/ Rau dền, kê, các loại rau.

Câu 18: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:

a/ APG (axit phốtphoglixêric).

b/ ALPG (anđêhit photphoglixêric).

c/ AM (axitmalic).

d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Câu 19: Pha tối trong quang hợp hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

a/ Nhóm thực vật CAM.

b/ Nhóm thực vật C4 và CAM.

c/ Nhóm thực vật C4.

d/ Nhóm thực vật C3.

Câu 20: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:

a/ Tổng hợp ADN.

b/ Tổng hợp lipit.

c/ Tổng hợp cacbôhđrat.

d/ Tổng hợp prôtêin.

Câu 21: Năng suất sinh học là:

a/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

b/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

c/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

d/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

Câu 22: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

a/ Sự khử CO2.

b/ Sự phân li nước.

c/ Phân giải đường.

d/ Quang hô hấp.

Câu 23: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:

a/ Rượi êtylic + CO2+ Năng lượng.

b/ Axit lactic + CO2+ Năng lượng.

c/ Rượi êtylic + Năng lượng.

d/ Rượi êtylic + CO2.

Câu 24: Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá là:

a/ Sắc lạp và bạch lạp.

b/ Ty thể  c và bạch lạp.

c/ Ty thể và sắc lạp.

d/ Ty thể và bạch lạp.

Câu 25: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là:

a/ Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng.

b/ Thu được mỡ từ Glucôse.

c/ Cho phép cacbohđrat thâm nhập vào chu trình crép.

d/ Có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ.

Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

a/ Dạ dày đơn.

b/ Ruột ngắn.

c/ Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

d/ Manh tràng phát triển.

Câu 27: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

a/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

b/ Ngựa, thỏ, chuột.

c/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

d/ Trâu, bò cừu, dê.

Câu 28: Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

a/ Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

b/ Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

c/ Nhai thức ăn trước khi nuốt.

d/ Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 29: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

a/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

b/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản

và được hấp thụ vào máu.

c/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp

thụ vào mọi tế bào.

Câu 30: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

a/ Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

b/ Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

c/ Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

d/ Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 31: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

a/ Phổi của bò sát.

b/ Phổi của chim.

c/ Phổi và da của ếch nhái.

d/ Da của giun đất.

Câu 32: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

a/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

c/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

d/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 33: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

a/ Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

b/ Qua thành mao mạch.

c/ Qua thành động mạch và mao mạch.

d/ Qua thành động mạch và tĩnh mạch

Câu 34: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

a/ Chỉ có ở động vật có xương sống.

b/ Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

c/ Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

d/ Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.

Câu 35: Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào?

a/ Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành

glicôgen dự trữ rất nhanh

b/ Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn với

tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ.

c/ Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

d/ Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng độ

glucôzơ trong máu giảm.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

A. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 2: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?

A. Từ 100 gam đến 400 gam.

B. Từ 600 gam đến 1000 gam.

C. Từ 200 gam đến 600 gam.

D. Từ 400 gam đến 800 gam.

Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 4: Cứ hấpthụ 1000gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:

A. 60 gam nước.

B. 90 gam nước.

C. 10 gam nước.

D. 30 gam nước.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 6: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A.  Khi cây ở ngoài ánh sáng

B.  Khi cây thiếu nước.

C.  Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

D.  Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 7: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.

B. Quá trình khử CO2

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 8: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?

A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp

chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).

B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để

tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO­2 và nước).

C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp

chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).

D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp

chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).

Câu 9: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở màng trong.

C. Ở chất nền.

D. Ở tilacôit.

Câu 10: Thực vật C4 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Sống ở vùng nhiệt đới.

D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 11: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO­­2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH,

đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng

thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng

thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời

giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 12: Các tilacôit không chứa:

A. Hệ các sắc tố.

B. Các trung tâm phản ứng.

C. Các chất chuyền điện tử.

D. enzim cácbôxi hoá.

Câu 13: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 14: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 15: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 16: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:

A. Độ ẩm đất và không khí.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng khoáng.

Câu 17: Tác dụng chính của kỹ thuật nhỗ cây con đem cấy là gì?

A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.

B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.

C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.

D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước

và muối khoáng cho cây.

Câu 18: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

A. Sự khử CO2.

B. Sự phân li nước.

C. Phân giải đường.

D. Quang hô hấp.

Câu 19: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:

A. Rượi êtylic + CO2+ Năng lượng.

B. Axit lactic + CO2+ Năng lượng.

C. Rượi êtylic + Năng lượng.

D. Rượi êtylic + CO2.

Câu 20: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:

A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,

phát triển rễ.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Câu 21: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là:

A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

B. Lá nhỏ có màu vàng.

C. Lá non có màu lục đậm không bình thường.

D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Câu 22: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP.

B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong NADPH.

D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các

liên kết hoá học trong ATP.

Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

B. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.

C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2  bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

Câu 24: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

Câu 25: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A. Sự co dãn của phần bụng.

B. Sự di chuyển của chân.

C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

D. Vận động của cánh.

Câu26: Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào?

A. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành

glicôgen dự trữ rất nhanh

B. Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn với

tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ.

C. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

D. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng độ

glucôzơ trong máu giảm.

Câu 27: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

B. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

C. Sự vận động của các chi.

D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

Câu 28: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua

miệng vào khoang miệng.

B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua

miệng vàokhoang miệng.

C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng

vàokhoang miệng.

D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng,nước tràn qua miệng

vào khoang miệng.

Câu 29: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song với dòng nước.

B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song và cùng chiều với dòng nước.

C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên

ngang với dòng nước.

D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song và ngược chiều với dòng nước.

Câu 30: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 31: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu?

A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.

D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 32: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5

giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4

giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là

0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là

0,6 giây.

Câu 33: Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B. Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì.

D. Hoạt động cần năng lượng.

 

Câu 34: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Câu 35: Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hóa nội bào?

A. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. B. Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ Enzim do Lizôxôm tiết ra. C. Sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào. D. Thức ăn được tiêu hóa cơ học.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Sinh học 11

A.TRẮC NGHIỆM  (6,0 điểm) Hãy khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1: Tiêu hóa nội bào là quá trình phân hủy thức ăn xảy ra trong:

A. Tế bào.    

B. Trong túi tiêu hóa.      

C. Ống tiêu hóa.    

D. Cơ thể.

Câu 2: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ:

A. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ. B. Sự vận động của các chi. C. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. D. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

Câu 3: Người già bị huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:

A. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, nhất là mạch ở não. B. Tính đàn hồi của thành mạch kém, dễ xuất hiện những cục máu đông gây tắc mạch. C. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém nên dễ bị đứt mạch D. Mạch bị xơ cứng, khó co bóp, nên khí áp lực máu trong thành mạch tăng dễ làm đứt mạch

Câu 4: Sai khác chủ yếu giữa động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt là:

A. Khả năng sống trong môi trường nóng hoặc lạnh. B. Môi trường sống trên cạn hoặc dưới nước C. Khả năng chịu nóng hay chịu lạnh. D. Khả năng điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường thay đổi

Câu 5: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5

giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4

giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là

0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là

0,6 giây.

Câu 6: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. C. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm

Câu 7: Ống tiêu hóa của ăn thực vật dài hơn ống tiêu hóa của thú ăn thịt vì:

A. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và hấp thụ. B. Thức ăn thực vật nghèo năng lượng, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài. C. Thức ăn thực vật ít axit amin, vitamin, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài D. Thức ăn thịt giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thu.

Câu 8: Các kiểu hướng động âm của rễ là:

A. Hướng nước, hướng hóa. B. Hướng sáng, hướng nước. C. Hướng sáng, hướng hóa. D. Hướng đất, hướng sáng.

Câu 9: Mao mạch là mạch máu rất nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch

A. Và là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Và là nơi trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và tế bào.
C. Giúp máu được đưa đến từng tế bào của cơ thể.
D. Và là nơi trao đổi chất giữa máu và tế bào.

Câu 10: Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn người và hệ tuần hoàn cá là:

A. Hệ mạch của người có động mạch tĩnh mạch và mao mạch, hệ mạch của cá có cấu tạo đơn giản. B. Tim người có tâm nhĩ và tâm thất, tim cá có 2 ngăn. C. Người có 2 vòng tuần hoàn, cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn. D. Người có vòng tuần hoàn kín, cá có vòng tuần hoàn hở.

Câu 11: Tim 4 ngăn và 2 vòng tuần hoàn có ở:

A. Bò sát, chim, thú.

B. Chim và thú.

 C. Thú.        

D. Động vật có xương sống.

Câu 12: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

Câu 13: Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến:

A. Bề mặt trao đổi khí rộng. B. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố C. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. D. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm.

Câu 14: Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi tiêu hóa ngoại bào lại được tiếp tục tiêu hóa nội bào vì:

A. Túi tiêu hóa chỉ có 1 lỗ thông ra bên ngoài B. Thức ăn chưa phân hủy hoàn toàn thành dạng đơn giản hấp thụ được. C. Thức ăn chưa được tiêu hóa hóa học. D. Tế bào thành túi tiết Enzim vào trong túi để tiêu hóa thức ăn.

Câu 15: Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?

A. Giun, bò sát.      

B. Chim, thú.        

C. Tôm, cua.          

D. Ếch, nhái.

Câu 16: Huyết áp cao nhất trong (1) và máu chảy chậm nhất trong (2)

A. (1) Động mạch – (2) Mao mạch.              

B. (1) Tĩnh mạch – (2) Động mạch.
C. (1) Tĩnh mạch – (2) Mao mạch.              

D. (1) Động mạch – (2) Tĩnh mạch.

Câu 17: Ống tiêu hóa của người và động vật được phân hóa thành nhiều bộ phận có tác dụng:

A. Sự chuyển hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. B. Làm nhỏ thức ăn. C. Làm tăng hiệu quả của tiêu hóa cơ học. D. Làm tăng diện tích tác dụng của Enzim lên thức ăn.

Câu 18: Những ứng động nào sau đậy là ứng động sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hóa nội bào?

A. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. B. Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ Enzim do Lizôxôm tiết ra. C. Sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào. D. Thức ăn được tiêu hóa cơ học.

Câu 20: Đối với sự duy trì ổn định pH máu, vai trò chủ yếu không thuộc về:

A. Phổi thải CO2.                  

B. Thận thải H+; HCO3...
C. Phổi hấp thu ôxi.            

D. Hệ thống đệm trong máu.

Câu 21: Hoocmôn glucagon có vai trò:

A. Tác động lên thành mạch máu, chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ. B. Tác động lên gan, phân giải Glucôgen thành Glucôzơ đưa vào máu C. Tác động lên tế bào, làm giảm ôxi hóa Glucôzơ ở tế bào. D. Tác động lên gan, chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ.

Câu 22: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường về trạng thái cân bằng và ổn định. B. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh. D. Làm biến đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể.

Câu 23: Trong ống tiêu hóa của thú ăn thực vật, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:

A. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa. B. Được enzim trong tuyến nước bọt phân hủy thành các chất đơn giản. C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong manh tràng và dạ dày. D. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

Câu 24: Cân bằng nội môi thể hiện ở:

A. Phổi và ruột non đều có bề mặt trao đổi rộng. B. Kích thích mọi tế bào trong cơ thể đều như nhau. C. Khi nồng độ muối trong máu tăng, thận thải ra nhiều muối hơn. D. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta có cảm giác mệt mỏi.

II. Phần tự luận (4,0 điểm)

1. Macximop – Nhà Sinh lí thưc vật người Nga đã viết: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây” Em hãy giải thích câu nói trên? (2 điểm)

2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú? (2,0 điểm)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Cho các kết luận sau:

(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:

A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (2), (3).

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.

Số nhận định đúng trong các nhận định trên là:

A. 4             B. 1

C. 2             D. 3

Câu 3: Đặc điểm của con đường thoát nước qua bề mặt cutin là:

A.Vận tốc lớn, được điều chỉnh. B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh. D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.

Câu 4: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:

(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là:

A. 4            B. 3

C. 1            D. 2

Câu 5:

Cột A

Cột B

1. Lá có bản rộng, mỏng.

a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp.

2. Mạch dẫn

b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp.

3. Biểu bì

c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng.

4. Mô giậu

d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ.

5. Khí khổng

e. Bảo vệ.

Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là:

A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a. B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c. C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e. D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.

Câu 6: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là:

A.Ti thể ->lục lạp -> perôxixôm.
B. Lục lạp ->Ti thể -> perôxixôm.
C. Perôxixôm -> lục lạp -> ti thể.
D. Lục lạp ->perôxixôm -> ti thể.

Câu 7: Các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được là:

A. NH4+ và N2.                

B. NO2- và NH4+.
C. NO3- và NH4+.            

 D. NO2- và NO3-.

Câu 8: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:

 

Các số tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là:

A. H2O, ATP, NADPH, CO­2.              

B. CO­2, ATP, NADPH, RiDP.
C. H+, ATP, NADPH, CO­2.                  

D. CO­2, ATP, NADPH, H2O.

Câu 9: Cho các nhận định sau:

(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
(2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
(3) Phơi khô nông sản.
(4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh.

Số nhận định không đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là:

A. 3            B. 4

C. 2            D. 1

Câu 10: Khi được chiếu sáng cây xanh giải phóng O2, các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

A.Sự khử CO2.
B. quá trình hô hấp sáng.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. phân giải đường.

Câu 11: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì:

A. Lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá. B. Lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối. C. Lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước. D. Lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây.

Câu 12: Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng:

A. chỉ hô hấp kị khí mới giải phóng CO2 và ATP.
B. khác nhau ở giai đoạn đường phân.
C. chỉ hô hấp kị khí mới diễn ra trong ty thể.
D. khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được.

Câu 13: Điểm bão hòa quang hợp là giá trị mà tại đó:

A. Quá trình quang hợp đạt cường độ cực đại và không tăng lên được nữa. B. Quá trình quang hợp không thể xảy ra được. C. Cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. D. Quá trình quang hợp cân bằng với quá trình trao đổi nước và muối khoáng.

Câu 14: Quang hợp ở thực vật:

A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.
D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).

Câu 15: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?

A. Diệp lục.          

B. Phicobilin.          

C. Carôtênôit.            

D. Xantôphin .

Câu 16: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?

A. Lục lạp.          

B. Grana.                  

C. Ty thể.                    

D. Diệp lục.

Câu 17: Enzim tham gia cố định nitơ tự do là:

A. Oxygenaza.        

B. Cacboxylaza.          

C. Nitrogenaza.          

D. Restrictaza.

Câu 18: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?

1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút 2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. 4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá.

Tổ hợp đúng là:

A. 1, 2, 4          

B. 1, 2, 3            

C. 1, 3, 4          

 D. 2, 3, 4

Câu 19: Hệ số hô hấp là :

A. Tỉ số giữa số phân tử O2 thải ra và số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
B. Tỉ số giữa số phân tử O2 lấy vào và số phân tử CO­2 lấy vào khi hô hấp.
C. Tỉ số giữa số phân tử CO2 lấy vào và số phân tử O2 thải ra khi hô hấp.
D. Tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ thụ động.      

B. Khuếch tán.
C. Thẩm thấu.                  

D. Hấp thụ chủ động.

Câu 21: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:

A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep.      

B. Đường phân và hô hấp hiếu khí.
C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử.                        

D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận.

Câu 22: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men?

A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí. B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên men. C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau. D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.

Câu 23: Hô hấp hiếu khí ở cây xanh:

A. Là quá trình thu nhận O2 trong không khí và thải CO2 vào môi trường xung quang.
B. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
D. Là quá trình khử các nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.

Câu 24: Cho các nhóm đặc điểm sau ở lá cây:

I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (gân lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.

Các nhóm đặc điểm phù hợp với chức năng quang hợp ở lá là:

A. II, III, IV.        

B. I, II, III, IV.          

C. I, II, IV.            

D. I, II, III.

Câu 25: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?

A. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. B. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng. C. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. D. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.

Câu 26: Bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 27: Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:

 

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.

Câu 28: Cho các loài cây sau: (1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng. Nhóm cây có khả năng chịu hạn tốt có thể là:

A.(1), (5), (6).            B. (3), (5), (6).
C. (1), (3), (5).           D. (1), (3), (4).

Câu 29: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào →Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

Câu 30: Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức là:

A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng. D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.

Câu 31: Cho các nhận định sau:

(1) Chu trình C4 quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt thời gian.
(2) Chu trình CAM quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt không gian.
(3) Thực vật C4 bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, ...
(4) Tên gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Số nhận định không đúng trong các nhận định trên là:

A. 4            B. 1

C. 3             D. 2

Câu 32: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:

A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng.

Câu 33: Sắc tố quang hợp quan trọng nhất trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học là loại:

A. Diệp lục a (C55H72O5N4Mg).

B. Phicobilin và xantôphin C40H54(OH)2.
C. Diệp lục b (C55H70O6 6N4Mg).

D. Carôtênôit (C40H56).

Câu 34: Khi đưa cây ra ngoài sáng, ... (1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ... (2)... làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến 1 kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ... (3)... trong tế bào. Hai tế bào ... (4) ... hút nước, trương nước và khí khổng mở.
Thứ tự 1, 2, 3, 4 đúng nhất là:

A. Lục lạp, áp suất thẩm thấu, quang hợp, khí khổng. B. Lục lạp, quang hợp, khí khổng, áp suất thẩm thấu. C. Lục lạp, quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng. D. Quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng, lục lạp.

Câu 35: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở chất tế bào có thể tóm tắt qua sơ đồ:

A. 1 phân tử Gluôzơ → 1 phân tử CO2.
B. 1 phân tử Gluôzơ → 2 phân tử Axit piruvic
C. 1 phân tử Gluôzơ → 1 phân tử Rượu êtilic
D. 1 phân tử Gluôzơ → 2 phân tử Axit lactic

Xem lời giải