Đề bài
Cho hai điểm \(A,B\) cách nhau \(3cm\). Vẽ đường tròn \((A; 2,5cm)\) và đường tròn \((B; 1,5cm)\). Hai đường tròn này cắt nhau tại \(C\) và \(D\).
a) Tính \(CA, DB\).
b) Tại sao đường tròn \((B; 1,5cm)\) cắt đoạn thẳng \(AB\) tại trung điểm \(I\) của \(AB\)?
c) Đường tròn \((A; 2,5cm)\) cắt đoạn thẳng \(AB\) tại \(K\). Tính \(KB\).
Đề bài
a) Vẽ đoạn thẳng \(AB\) bằng \(3cm.\)
b) Vẽ đường tròn tâm \(A\) bán kính \(2cm.\)
c) Vẽ đường tròn tâm \(B\) bán kính \(2cm.\)
d) Đặt tên giao điểm của hai đường tròn là \(C, D.\)
e) Vẽ đoạn thẳng \(CD.\)
g) Đặt tên giao điểm của \(AB\) và \(CD\) là \(I.\)
h) Đo \(IA\) và \(IB.\)
Bài 8.1
Vẽ hình liên tiếp theo cách diễn đạt sau :
a) Vẽ đoạn thẳng \(AB = 2cm\). Vẽ đường tròn \((c1)\) tâm \(A\), bán kính \(AB\).
b) Vẽ đường tròn \((c2)\) tâm \(B\), bán kính \(AB\). Gọi các giao điểm của đường tròn này với đường tròn \((c1)\) là \(C\) và \(G\).
c) Vẽ đường tròn \((c3)\) tâm \(C\), bán kính \(AC\). Goi giao điểm mới củađường tròn này với đường tròn \((c1)\) là \(D\).
d) Vẽ đường tròn \((c4)\) tâm \(D\), bán kính \(AD\). Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn \((c1)\) là \(E\).
e) Vẽ đường tròn \((c5)\) tâm \(E\), bán kính \(AE\). Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn \((c1)\) là \(F\).
f) Vẽ đường tròn \((c6)\) tâm \(F\), bán kính \(AF\).
g) Vẽ đường tròn \((c7)\) tâm \(G\), bán kính \(AG\).
Sau khi vẽ như trên hãy so sánh các đoạn thẳng: \(AB, BC, CD, DE, EF, FG, \)\(GB.\)