Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê.
+ Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:
- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.
- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.
- Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Các biện pháp
|
Hiệu quả
|
1. Xây dựng để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
|
Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.
|
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…
|
Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.
|
3. Trồng rừng
|
Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn và tăng nguồn nước.
|
4. Phòng cháy rừng
|
Góp phần bảo vệ rừng
|
5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
|
Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn
|
6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
|
Giảm áp lực sử dụng tài nguyên, thiên nhiên quá mức.
|
7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng
|
Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia, bảo vệ rừng.
|