Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2- Sinh học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (3 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Những loài chim nào sau đây kiếm ăn vào ban đêm?

A. Chích choè, chào mào, khướu, bìm bịp.

B. Chim sẻ, vành khuyên, chim sâu, cú mèo.

C. Vạc, diệc, sếu, cú mèo.

D.  Gà, vịt, ngan, chào mào

2. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là phương pháp:

A. Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ

B. Giao phối giữa bố, mẹ với con cái của chúng

C. Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau

D.  Câu A và B đều đúng

3. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với:

A. Một nhân tố sinh thái nhất định

B. Nhiều nhân tố sinh thái nhất định

C. Một nhóm nhân tố sinh thái nhất định

D.  Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh 

Câu 2 . (2 điểm)  đánh dấu x vào ô □ chỉ câu đúng:

□ 1. Nhở ánh sáng mà động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian.

□ 2. Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động như quang hợp, hô hấp, hút nước ở cây xanh.

□ 3. Lá cây trong bóng có cường độ hô hấp cao hơn lá cây ngoài sáng.

Câu 3. (4 điểm)  Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ?

Câu 4. (1 điểm) trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (1 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Lai kinh tế là phép lai giữa bo và mẹ thuộc:

A. Hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống

B. Hai dòng khác nhau rồi dùng con lai F1 lại làm sàn phẩm, chứ không dùng làm giống

C. Hai dòng thuần có cùng kiểu gen rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm

D.  Hai loài khác nhau rồi dùng con lai F1  làm sản phẩm

2. Đặc điểm của những cây sống ở vùng ôn đới:

A. Bề mặt lá có lóp cutin mỏng                  B. Chồi được che chở bởi lớp vảy mỏng

C.  thân và rễ có lớp bần dày                      D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2 . (4 điểm)  Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc (cạnh tranh, hỗ trợ, thiếu thốn, hợp lí) để điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1,2, 3... Trong các câu sau:

…(1)….khi sinh vật sống thành nhóm ở nơi có diện tích…. (2)…..và thức ăn đầy đủ …..(3) ….. khi số lượng cá thể quá đông, thức ăn …..(4) ….và chỗ ở khan hiếm.

Câu 3. (5 điểm)  thế nào là lai khác dòng, lai khác thứ, lai kinh tế? Cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (5 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Ong có thể bay xa hàng chục km để tìm kiếm mật hoa mà không bị lạc đường là nhờ chúng có khả năng:

A. Nhận biết sự vật                                      B. Học tập

C. Định hướng trong không gian                  D.  Thích nghi với nhịp chiếu sáng

2. Nhân tố sinh thải con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì:

A. Hoạt động của con người khác với các sinh vật khác

B. con người có trí tuệ

C. Con người vừa khai thác vừa cải tạo thiên nhiên

D.  Con người là động vật bậc cao

E. Cả A, B, C đều đúng.

3. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ:

A. Kí sinh                B. Cạnh tranh                         

C. Hội sinh              D.  Cộng sinh.

4. Các nhản tố vô sinh là gì?

A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí

B. Địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc....và đất, đá, các thành phần cơ giới...

C. Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ...

D.  Cả A, B và C đều đúng.

5. Tại sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?

A. Cây trong rừng được ánh sáng chiếu vào phía trên nhiều hơn phía dưới

B. Lá cây ở phía dưới thiếu ánh sáng nên quang hợp kém, không đủ chất hữu cơ tích lũy để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp.

C. Khả năng lấy nước cũng kém nên cành khô hco dần và sớm rụng

D.  Cả A, B và C đều đúng.

 Câu 2. (4 điểm)  trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thể lai? Cho ví dụ.

 Câu 3. (1 điểm) sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (3 điểm)  Chọn các cụm từ: cạnh tranh, sống tách biệt, hỗ trợ, sinh vật, khác loài, mối quan hệ điền vào chồ trống thay cho các số 1,2,3.. . trong các câu sau đây:

Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào…. (1)…..với các….. (2) …. khác. Thông qua các....... (3)  cùng loài và  ….(4)….. , các sinh vật luôn luôn…. (5)….. hoặc…. (6)…. lẫn nhau.

 Câu 2 . (2 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Các con cá chép trong hồ nước có mối quan hệ:

A. Cạnh tranh                                                B. Cộng sinh

C. Vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh                      D.  Hội sinh

2. Hiện tượng tự tỉa ở thực vật giữa các cả thể cùng loài xuất hiện mạnh mẽ khi nào?

A. Khi cây mọc thưa, ánh sáng đủ                B. Khi cây mọc dày, ánh sáng thiếu

C. khi cây mọc dày, ánh sáng đủ.                D.  Khi cây mọc thưa, ánh sáng thiếu

Câu 3. (5 điểm)

Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:

1. Rắn bắt bọ ngựa

2. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây

3. Vi khuẩn cổ định đạm sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu.

4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người

5. Sâu bọ sống nhở trong tổ kiến, tổ mối

6. Chim sáo và trâu.

7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông.

8. Địa y

9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm

10. Cáo ăn gà

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 2 - Sinh học 8

Câu 1. (4 điểm) Hãy chú thích sơ đồ sau:

 

   Hình 5. Các rễ tuỵ và dây thần kinh tuỵ

Câu 2. (6 điểm) Thế nào là phản xạ có điều kiện ? Cách thành lập phản xạ có điều kiện như thế nào ? Ý nghĩa của nó đối với đời sống.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (5 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đối với động vật thì ánh sáng ảnh hưởng đến:

A. Khả năng nhận biết và khả năng di chuyển trong không gian

B. Hoạt động sống

C. Khả năng sinh trưởng và sinh sản

D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Cá ép và rùa biển có mối quan hệ:

A. Kí sinh      B. Cạnh tranh                       

C. Hội sinh    D.  Cộng sinh

3. Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ảnh sáng, người ta phân chia làm 2 nhóm động vật là:

A. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

B. Nhóm động vật kị sáng và nhóm động vật kị tối.

C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật kị tối.

D.  Nhóm động vật ưa tối và nhóm động vật ưa bóng.

4. Địa y và cành cây có quan hệ:

A. Cộng sinh                  B. Cạnh tranh                       

C. Kí sinh                       D.  Hội sinh

5. Phép lai nào sau đây có ưu thế lai thế hiện rõ nhất ở F1 ?

A. AAbbCC  ×  aaBBcc                              B. AAbbCC × AaBBcc

C. AABbcc × AaBBcc                                D.  AabbCC × aaBBCc

Câu 2 . (5 điểm)  chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người.

a. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1 . (3 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0°C - 90°C, có nghĩa là:

A. Giới hạn dưới là 90°C và giới hạn trên là 0°C

B. Giới hạn dưới là 0°C và giới hạn trên là 90°C

C. Ở nhiệt độ - 5°C và 95°C vi khuẩn sẽ yếu dần và chết

D.  Cả 2 câu B và B đều đúng.

2. Giun đũa song trong ruột người là moi quan hệ:

A. Cộng sinh          B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh         D.  Kí sinh

3. Những loài thú nào sau đây hoạt động vào ban đêm?

A. Trâu, bò, dê       B. Chồn, cú, sóc                     

C. Bò, dê, cừu        D.  Ngựa, gà, chồn 

Câu 2. (2 điểm)  đánh dấu x vào ô □ chỉ câu đúng:

□ 1. Phi lao ở ven biển sống chụm thành nhóm có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước, hạn chế sức thổi của gió nên cây không bị đổ.

□ 2. Chó sói sống thành bầy đàn giúp chúng tìm kiếm thức ăn nhiều hơn, phát hiện kẻ thù sớm hơn và tự vệ tốt hơn.

□ 3. Khi số lượng cá thể quá đông thì có hiện tượng tách bầy làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

 Câu 3. (5 điểm)  Môi trường là gì? Hãy sắp xếp tến các sinh vật: ngựa, chim bồ câu, giun đũa, cả rô phi, chuột chũi, giun đất, bò, cá chép, ong, bọ chét, cá trắm vào đúng môi trường sống của chúng?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”