Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Học kì 2 - Sinh học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên                          B. Ếch, lạc đà, giun đất

C. Ốc sên, ếch, giun đất                              D. Lạc đà, thằn lằn, chuột nhảy

 Câu 2 . Dặc điểm chủ yếu của mối quan hệ đối địch ở sinh vật là:

A. Một bên có lợi, bên kia không có hại cũng không có lợi.

B. Một bên sinh vật có hại, còn bên kia có lợi.

C. Cả 2 bên đều bị hại.

D.  Câu B và C đúng.

 Câu 3 . Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai nào sau dây?

A. Lai kinh tế    B. Lai khác dòng

C. lai khác thứ   D.  Cả A, B và C.

Câu 4. Quan hệ giữa con mồi và sinh vật săn mồi là quan hệ

A. hội sinh              B. đối địch                              

C. Hỗ trợ                D.  Cộng sinh

Câu 5. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật ?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên một cách đồng

B. Các cá thể ong, bướm ... trong rừng

C. các cây hoa hồng, huệ, lan... trong công viên

D.  Các cá thể chuột sống ở 2 đồng lúa khác nhau.

Câu 6. Dây tơ hồng sống bám trên cây xanh là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh          B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh         D. ký sinh

Câu 7. Sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản nào sau đây được viết đúng?

A. Động vật đáy → lá cây bị phân giải → cá chép.

B. Cá chép → lá cây bị phân giải → động vật đáy.

C. Lá cây bị phân giải → cá chép → động vật đáy.

D.  Lá cây bị phân giải → động vật đáy → cá chép.

Câu 8. Hải quỳ bám trên cua. Hải quỳ bào vệ của nhờ tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. ký sinh               B. Cộng sinh                                      

C. Hội sinh             D.  Hợp tác

II. Tự luận:

Câu 1. Giả sử có các quần thể sinh vật sau: lá cây, bò, châu chấu, chim, gà, hổ, cáo, vi sinh vật.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thổ có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 .hiện tượng thoái háa do sự tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật được biểu hiện như thế nào ? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1 . Một nhóm cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhất định, vào cùng một thời điểm nhất định là:

A. Quần thể sinh vật B. Quần xã sinh vật                        

C. Tổ sinh thái        D.  Hệ sinh thái 

Câu 2. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là:

A. Hợp tác             B. Cộng sinh                          

C. dinh dưỡng        D.  Hội sinh.

 Câu 3 . Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Đây là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào ?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản.                      B. Nhóm tuổi sinh sản.

C. Nhóm tuổi sau sinh sản.                        D. Cả A,B và C  đều đúng.

Câu 4. Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1:

A. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.      B. Có sức sống cao

C. Chống chịu tốt, năng suất cao.                D. Cả A,B và C  đều đúng

Câu 5. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh ?

A. Sâu bọ sổng trong tổ kiến, tổ mối.

B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ  đó cá được đưa đi xa.

D.  Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau.

Câu 6. Quan hệ cạnh tranh cùng loài sẽ ...

A. Dẫn tới hiện tượng tách các cá thể khỏi nhóm, bầy đàn, quần thể.

B. Có thể dẫn tới tuyệt chủng.

C. Là nguyên nhân tiến hoá của sinh giới.

D.  Làm biến đổi tập tính, hình thái.

Câu 7. Nhân tố sinh thái bao gồm:

A. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật

B. Nước, con người, động vật, thực vật.

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

D.  Vi khuẩn, đất, ánh sáng và rừng cây.

Câu 8. Tập hợp những cá thể sinh vật nào sau đây được gọi là quần xã sinh vật?

A. Các cá thể cá chép ở trong hồ nước.

B. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

C. Các cá thể voi, hổ, báo, khỉ.ẻ. Trong rừng.

D.  Cả 3 câu trên.

II. Tự luận: 

Câu 1. giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 . Trình bày khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh          B. Hội sinh                             

C. cạnh tranh          D.  Ký sinh.

Câu 2. Tập hợp những cá thể sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật ?

A. Các cá thể cá chép ở hai hồ nước khác nhau.

B. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô... trong một hồ nước.

D.  Các cá thể hổ, báo, sư tử, chim... trong rừng.

 Câu 3 . Trong phép lai  ….người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

A. Lai khác dòng   B. Lai khác thứ                      

C. Lai kinh tế         D.  Ưu thế lai.

Câu 4. Anh sáng có vai trò quan trọng nhất đổi với bộ phận nào của cây?

A. Thân                  B. Lá                                      

C. Cành                  D.  Hoa, qủa.

Câu 5. Ở quần thể người, quy định dưới nhóm tuổi sinh sản là:

A. Từ 15 - 30 tuổi                                        B. từ sơ sinh đến 14 tuổi

C. Từ 30 - 64 tuổi                                      D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6. Động vật sống thành đàn có lợi gì cho chúng?

A. Giảm được tỉ lệ sinh sản cho đàn

B. Tăng khả năng chống chịu nhiệt độ.

C. Tìm kiếm nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù sớm và tự vệ tốt hơn.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Giới hạn nhiệt độ cá rô phi việt nam là:

A. Từ 5°C - 40°C   B. Từ 5°C - 39°C.           

C. Từ 5°C - 42°C   D.  Từ 5°C - 45°C

Câu 8. Cá ép bám vào rùa biển để được đi xa là mối quan hệ gì ?

A. Cộng sinh                      B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh                     D.  Ký sinh.

II. Tự luận: 

 Câu 1 . Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?

 Câu 2 . Giả sử có các quần thể sinh vật sau: lá cây, sâu, bọ ngựa, chuột, rắn, vỉ sinh vật, dê, hổ, cầy, đại bàng.

a. Xây dựng 10 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất gọi là bậc dinh dưỡng cấp mấy?

A. Cấp 1                 B. Cấp 2                                 

C. Cấp 3                 D.  Không có cấp.

 Câu 2 . Tập hợp những cá thể, sinh vật nào sau đây được gọi là quần xã sinh vật?

A. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá trê… trong một hồ nước tự nhiên.

B. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

C. Rừng cây thông.

D.  Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.

 Câu 3 . Cho chuỗi thức ăn sau: …….→ chuột → rắn. Cá thể nào sau đây điền vào

Chỗ trống (….) là phù hợp?

A. Mèo                               B. Sâu bọ                               

C. Hổ                                  D.  Cá sấu

Câu 4. Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào?

A. Lai khác dòng               B. Lai khác thứ                      

C. Lai kinh tế                     D.  Câu B và C.

Câu 5. địa y sống bám trên cành cây là mối quan hệ:

A. Cộng sinh                      B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh                     D.  Ký sinh.

Câu 6. Nhóm nhân tố nào sau đây đúng là nhóm nhân tổ sống?

A. Nước biển, cá, tôm, thực vật thủy sinh.

B. Động vật, thực vật, vi sinh vật, nấm.

C. Thực vật, động vật, không khí và vi sinh vật.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Quan hệ giữa hai loài sinh vật mà một bên có lợi, còn bên kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ gì?

A. Quan hệ cộng sinh                                                                     B. Quan hệ Hội sinh

C. Quan hệ cạnh tranh                                                                   D.  Quan hệ ký sinh.

Câu 8. Hãy chỉ ra loại cây nào sau đây có đời sống ký sinh trên cây khác?

A. Cây phong lan   B. cây mồng tơi                     

C. Cây bàng           D.  Cây tơ hồng

II.Tự luận: 

Câu 1. Nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài và cho ví dụ.

Câu 2 . Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến + 90°C, trong đó điểm cực thuận là + 55°C.

a. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn trên.

b. Hãy nêu khái niệm giới hạn sinh thái.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phường án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:

A. Ký sinh                        B. Cộng sinh                          

C. Hội sinh                       D.  Cạnh tranh

 Câu 2 . Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?

A. Mật độ             B. Cấu trúc tuổi                     

C. Độ đa dạng      D.  Tỉ lệ đực cái

 Câu 3 . Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:

A. Nguồn gốc                  B. Dinh dưỡng                                  

C. Cạnh tranh                   D.  Hợp tác

Câu 4. Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là:

A. Sinh vật tiêu thụ cấp 1                            B. sinh vật sản xuất

C. sinh vật phân giải                                  D.  Sinh vật tiêu thụ cấp 2

Câu 5. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

B. Các chất vô cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải,

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

D.  Các chất vô cơ, hữu cơ và sinh vật

Câu 6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

A. Tạo dòng thuần                                        B. Tạo cơ thể lai

C. Tạo ưu thế lai                                          D.  Tăng sức sống cho thế hệ sau

Câu 7. Ọuan hệ đối địch là:

A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

B. Quan hệ giữa động vật ăn thực vật

C. Là quan hệ cả 2 bên đều có lợi

D.  Là quan hệ một bên có lợi còn 1 bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại

Câu 8. Hãy chỉ ra đâu là quần thể sinh vật?

A. tập hợp các cá thể cá rô, cá mè trong ao hồ

B. Tập hợp các cá thể cá lia thia trong chậu nuôi

C. Tập hợp các cá thể cá chép trong ao, có khả năng sinh sản.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng.

Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Câu 2 . Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người.

a. Hãy sắp xáp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó cả 2 bên cùng có lợi là quan hệ:

A. Hội sinh                       B. Cộng sinh                          

C. Ký sinh                        D.  Cạnh tranh

 Câu 2 . Nhóm nhân tổ nào sau đây đúng là nhóm nhân tố không sổng?

A. Khí hậu, ánh sáng, thực vật.                    B. Nhiệt độ, độ ẩm, động vật

C. Gió, không khí, độ ẩm, ánh sáng          D.  Nước biển, ao hồ, cá.

 Câu 3 . Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?

A. Quan hệ cạnh tranh khác loài                  B. Ọuan hệ cạnh tranh cùng loài

C. Quan hệ cộng sinh                                D.  Cạnh tranh cùng loài và khác loài.

Câu 4. Ưu thế lai là hiện tượng:

A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ

B. Cơ thể lai F1 sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn bố mẹ.

C. Cơ thể lai F1 có các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là:

A. Hợp tác                       B. Cộng sinh                          

C. Dinh dưỡng                 D.  Hội sinh

Câu 6. Hải quỳ bám trên của. Hải quỳ bảo vệ của nhờ tế bào gai. Của giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh                    B. Hội sinh                             

C. Ký sinh                        D.  Hợp tác

Câu 7. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ             B. Cấu trúc tuổi                     

C. Độ đa dạng      D.  Tỉ lệ đực cái

Câu 8. Cho chuỗi thức ăn còn chồ bỏ trống sau  …….→ bọ ngựa → rắn. Cá thể nào sau đây điền vào chỗ trống (...) là hợp lý?

A. Lá cây                         B. Sâu                                                

C. Cầy                  D.  Hổ

II. Tự luận: 

 Câu 1 . Giả sử có các sinh vật sau: trâu, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim, bét, hổ, báo, cò, hươu, nai.

a. Hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật kể trên. Từ đó cho biết môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường?

b. Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến con trâu? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái cho phù họp.

c. Các loài sinh vật trên có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của các mối quan hệ đó.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh?

A. Tảo và tôm, cá sống trong hồ nước.      B. Chim sáo và trâu,

C. Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau.       D. địa y.

Câu 2 . Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở nột thời gian nhất định là:

A. Quần xã sinh vật.                                    B. Ọuần thể sinh vật.

C. Hệ sinh thái                                            D. Tổ sinh thái

Câu 3. Trong phép lai người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố, mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

A.  lai khác dòng                B. lai khác thứ                        

C. Lai kinh tế                     D.  Ưu thế lai.

Câu 4. Trong các ví dụ sau. Ví dụ nào thổ hiện moi quan hệ cùng loài?

A. nhạn biển và cò lảm tổ tập đoàn.            B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông

C. Cáo ăn thỏ                                            D.  Chim ăn sâu.

Câu 5. Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là:

A. Sinh vật tiêu thụ cấp một                          B. Sinh vật tiêu thụ cấp hai

C. Sinh vật sản xuất                                  D.  Sinh vật phân giải

Câu 6. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

A. Không kiểm tra được kiểu hình của giống.

B không kiểm tra được kiểu gen của cá thể.

C. Không tạo ra được giống địa phương quý.

D.  Năng suất không đạt so với giống khởi đầu.

Câu 7. Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C - 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C. Giới hạn nhiệt độ của xương rồng là:

A. Từ 0°C - 56°C           B. 0°C - 32°C.                        

C. 32°C - 56°C              D.  Trên 56°C.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà quần thể sinh vật khác không có?

A. Tỉ lệ giới tính, lứa tuổi                              B. Mật độ sinh sản

C. Pháp luật, kinh tế, hôn nhân                  D.  Cả A, B và C

II. Tự luận:

Câu 1. Cho các chuỗi thức ăn sau:

1 . thực vật → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật.

2. Thực vật →thỏ → cú → vi sinh vật.

3. Thực vật → gà →cú → vi sinh vật.

4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật.

5. Thực vật → sâu hại thực vật → gà → cú → vi sinh vật.

6. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rẳn → cú → vi sinh vật.

a. Xâv dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.

b. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn.

c. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã nêu trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học?

d.  Sắp xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái.

(sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ cấp 1, 2, 3; sinh vật phân hủy).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. trong một ngày, ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần từ sáng đến trưa                    B. Giảm dần từ trưa đến tối.

C. Câu A và B.                                          D.  Không thay đổi.

Câu 2 . Trong các tập hợp sinh vật dưới đây, tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể?

A. Các con chó nuôi trong nhà.                    B. Các cá thể tôm sống trong hồ.

C. Các con chó sói trong rừng                      D.  Các cây lúa trên cánh đồng lúa

Câu 3 . Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai ở F1?

A. AA × aa                        B. Aa × Aa                

C. AaBb × aabb                 D.  AABB × aabb.

Câu 4. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài ?

A. Cáo ăn gà                                              B. nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau,

C. Chim ăn sâu                                           D.  Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm.

Câu 5. Cho chuỗi thức ăn còn chỗ trống sau:

Cỏ →.... → hổ → vi sinh vật. Cá thể nào sau đây điền vào chỗ trống (....)là hợp lý?

A. Thỏ                                B. dê                          

C. Bò                                  D. Cả A, B và C

Câu 6. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khổng chế bởi số lượnghổ, đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. Hội sinh                         B. Cộng sinh

C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D.  Cạnh tranh.

Câu 7. môi trường sống của sinh vật là:

A. Tất cả những gì có trong tự nhiên.

B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật

C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật.

D.  Tất cả yếu tổ bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật

Câu 8. Phép lai nhằm mục đích sử dụng ưu thế lai của con lai F1 (thông thường đối với vật nuôi) là phép lai nào?

A. lai kinh tế           B. Lai khác dòng                   

C. Lai khác thứ      D.  Câu A, B và C.

II. Tự luận: 

Câu 1.  nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống của các quần thể sinh vật, người ta lập biểu đồ sau đây:

a. Hãy cho biết ý nghĩa của biểu đồ trên

b. Gọi tên của các giá trị nhiệt độ: A, B, C, D, E, F, khoảng AE và khoảng BF . 

Câu 2 . Ọuan sát các hiện tượng sau đây:

- Nhện bắt ruồi

- Dây tơ hồng quấn trên cây bụi

- Dê núi và hươu, nai tranh nguồn thức ăn cỏ.

- Sán lá sống trong gan của trâu, bò

- Rắn bắt chuột

- Cây mọc theo nhóm ở cùng một loài

- Vi khuẩn lam sống cùng với bèo hoa dâu

- Rễ của các cây cùng loài khi mọc kết nối lại với nhau

- Các con sói tranh nhau nguồn thức ăn cùng tìm được

Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái phù hợp.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Hai loài cùng sống với nhau, một bên có lợi còn bên còn lại không cỏ lợi cũng không cỏ hại là hình thức quan hệ nào?

A. Cạnh tranh khác loài   B. Cộng sinh

C. Hội sinh                       D. Nửa kí sinh

2. Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng

C. Các sinh vật khác và ánh sáng

D. Con người và sinh vật khác

3. Tăng dân số quả nhanh có thể dẫn tới những tình trạng nào sau đây?

A. Thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thực phẩm, trường học, bệnh viện

B. Ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng

C. Tắc nghẽn giao thông, kinh tế kém phát triển

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Điều nào dưới đây đủng khi nói về chim củ mèo?

A. Loài động vật biến nhiệt

B. Có tập tính tìm mồi vào lúc sáng sớm

C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng

D. Tìm mồi vào ban đêm

5. Đặc điểm nào sau đây giúp cây sống ở vùng nhiệt đới hạn chế thoát hơi nước khi trời nóng?

A. Bề mặt lá có tầng cutin dày

B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên rất nhiều

C. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra

D. Lá tăng cường tổng hợp chất diệp lục

Câu 2. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau.

Các nhân tố ......(1) ......được chia thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố…. (2)…. và nhóm các nhân tố sinh thái ….(3)….. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái ......(4)….. và nhân tố sinh thái….. (5)….. khác.

II. Tự luân: 

Câu 1. Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật. Cho ví dụ.

Câu 2.

a. Thế nào là chuỗi thức ăn? Cho 3 ví dụ chuỗi thức ăn.

b. Thế nào là lưới thức ăn? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào?

Câu 3. Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?

A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung

B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời

C. Có khả năng sinh sản

D.  Có quan hệ với môi trường

2. Nhân tố sinh thái con người được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì:

A. Con người tiến hoá nhất so với động vật khác

B. Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên lại vừa cải tạo thiên nhiên

C. Câu A và B đều đúng.

D.  Câu A và B đều sai.

3. Vai trò khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là:

A. Điều hoà mật độ ở các quần thể.

B. Làm giảm số lượngcá thể trong quần xã

C. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã

D.  Câu B và C đúng.

4. Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trong trong chuỗi thức ăn sau:

Cây cỏ→……. → cầy → đại bàng → vi sinh vật

A. Thỏ                        B. Chuột                                

C. Hươu                      D.  Mèo rừng

5. Hệ sinh thải bao gồm  và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

A. Quần xã sinh vật    B. Quần thể sinh vật

C. Nhân tố sinh thái   D.  Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh

Câu 2 . Chọn các cụm từ: cạnh tranh, song tách biệt, hỗ trợ, sinh vật, khác loài,

Mối quan hệ điền vào chỗ trống (….) Thay cho các số 1,2, 3…..trong các câu sau:

Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào…..(1)…..với các….. (2)…..khác thông qua các ….(3)…. cùng loài và……(4)….các sinh vật luôn luôn .....(5)….. hoặc…. (6)….. lẫn nhau.

II. Tự luận:

 Câu 1 . Hãy phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già?

 Câu 2 . Thế nào là lai khác dòng, lai khác thứ, lai kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ?

 Câu 3 . Giới hạn sinh thái là gì?

Vẽ sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi ở việt nam. Biết rằng cá rô phi Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5°C đến 42°C, trong đó điểm cực thuận là 30°C

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 11 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định vào một thời điểm có khả năng sinh sản là:

A. Quần xã sinh vật    B. quần thể sinh vật

C. Hệ sinh thái           D. Tổ sinh thái

 Câu 2 . Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh               B. Kí sinh                  

C. Hội sinh                  D.  Cạnh tranh

Câu 3 . Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?

A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung

B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời

C. Có khả năng sinh sản

D.  Có quan hệ với môi trường

Câu 4. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:

A. Nguồn gốc                B. Hợp tác                 

C. cạnh tranh               D.  Dinh dưỡng

Câu 5. hải quỳ bám trên cua. Hải quỳ bảo vệ của bằng tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là mối quan hệ:

A. Kí sinh                    B. Cộng sinh              

C. Hội sinh                  D.  Cạnh tranh

Câu 6. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau đây, đâu là quan hệ cộng sinh?

A. Sâu bọ sống trong tổ kiến và tô mối        B. Trâu và bò trên một đồng cỏ

C. Vi khuân trong nốt sần rễ cây họ đậu      D.  Tảo, cá, tôm sống trorm hồ nước

Câu 7. Giun đũa sống trong ruột người là mối quan hệ:

A. Cộng sinh               B. Hội sinh                 

C. Cạnh tranh              D.  Kí sinh

Câu 8. Nhóm động vật nào sau đây thuộc động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, ếch, ngựa    B. châu chấu, dơi

C. Cá heo, trâu, cừu     D.  Chó, mèo, cá chép

II. Tự luận: 

Câu 1. Khái niệm môi trường? Các loại môi trường?

 Câu 2 . Thế nào là quần xã sinh vật? Quần xã khác quần thể như thế nào?

Câu 3. cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Sơ đồ có thể có về lưới thức ăn trong quần xã đó là:

Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Có những dạng tháp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể?

A. Dạng phát triển và dạng ổn định

B. Dạng ổn định và dạng giảm sút

C. Dạng giảm sút và dạng phát triển

D.  Dạng phát triển, dạng giảm sút, và dạng ổn định.

 Câu 2 . Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với các quần thể sinh vật khác?

A. Tỉ lệ giới tính                                          C. mật độ

B. Thành phần nhóm tuổi                              D.  Đặc trưng kinh tế xã hội.

Câu 3. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Trong tự nhiên, không sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác

B. Ọuan hệ cùng loài gồm: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

C. Quan hệ khác loài gồm: quan hệ hỗ trợ và đối địch

D.  Hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ hội sinh

Câu 4. Trong quần xã đồi cọ trung du, cọ thuộc chỉ số nào của quần xã ?

A. Độ nhiều                B. Độ đa dạng                        

C. loài ưu thế              D.  Loài đặc trưng

Câu 5. tính chất nào sau không phải là tính chất của quần xã?

A. Độ đa dạng              B. Độ nhiều                

C. Độ trung bình           D.  Độ thường gặp

Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây không phải là động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất                      B. Cá voi, cá heo, hải cẩu

C. Chim sẻ, chim bồ câu, chim cách cụt      D.  Gà đông cảo, kanguru, chó

Câu 7. trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào?

A. Cộng sinh   B. Cạnh tranh                                   

C. Kí sinh        D.  Hội sinh

Câu 8. Nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật biến nhiệt?

A. Vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá

B. Cá, ếch nhái, bò sát, chim, động vật có xương sống

C. Vi sinh vật, nấm, cá, ếch nhái, bò sát, chim.

D.  Động vật không xương sống, cá, bò sát, chim, thú.

II. Tự luận: 

 Câu 1 . Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm?

Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây theo từng nhóm nhân tố sinh thái sao cho phù hợp.

Khí hậu, cạnh tranh, kí sinh, thổ nhưỡng, lượng mưa, chăn nuôi, khai thác, nước biển, trồng trọt, cộng sinh, lai giống, hội sinh.

Câu 2 . Nêu khái niệm hệ sinh thái. Cho ví dụ. Có mấy nhóm hệ sinh thái chính? 

Câu 3 . Môi trường ảnh hưởng tới quần thể sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 13 - Học kì 2 - Sinh học 9

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là

A. Tỉ lệ đực cái         B. Thành phần tuổi

C. Sức sinh sản       D.  Mật độ

2. Nhân tố gây biến động số lượng cá thể trong quẩn thể là nhân tố nào ?

A. mật độ                           B. Khí hậu

C. sức sinh sản và tử vong D.  Tỉ lệ đực cái

3. Trong quần xã, quần thể uy thế là quần thể sinh vật cỏ đặc điểm nào sau đây?

A. Có cấu trúc đặc trưng

B. Có tính tiêu biểu

C. Có số lượnglớn

D.  Cả A, B và C.

4. Chuỗi thức ăn nào sau đây không chính xúc?

A. Mùn bã → cá mòi → động vật đáy → cá mập → vi sinh vật

B. Lá cây → côn trùng → thằn lằn → cú → vi sinh vật

C. Lá sồi → côn trùng → chim nhỏ → đại bàng→ vi sinh vật

D.  Lúa → côn trùng → ếch → rắn → vi sinh vật 

Câu 2 . Điền từ thích hợp vào chỗ trổng (...) Thay cho các số 1, 2, 3... Trong các câu sau đây:

Ánh sáng ảnh hường tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm…… (1)….., sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện….(2). .. khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và ….(3)……di chuyển trong không gian. Ánh sáng là….. (4)…… ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng ….(5)….. và…. (6)….. của động vật. Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

II. Tự luận: 

Câu 1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đổi tượng nào?

 Câu 2 . Thế nào là quần tụ cá thể? Cho ví dụ. Sự quần tụ của các sinh vật cùng loài có ý nghĩa như thế nào?

 Câu 3 . Thế nào là chuỗi thức ăn? Hãy lấy 3 ví dụ về chuỗi thức ăn (bắt đầu từ thực vật).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên ?

A. Bầy khỉ mặt đỏ sổng trong rừng            B. Đàn cá sống ở sông

C. Bầy chim sống trong rừng                    D.  Bầy chó nuôi trong nhà

2. Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là ?

A. Tỉ lệ đực cái       B. Thành phần tuổi                            

C. Sức sinh sản       D.  Mật độ

3. Rận, bét và trâu, bò có quan hệ:

A. Kí sinh               B. Cạnh tranh                                     

C. Cộng sinh          D.  Hội sinh

4. Môi trường sống của giun đũa là:

A. Môi trường sinh vật B. Môi trường nước

C. Môi trường đất D.  Môi trường không khí

 Câu 2 . Sắp xếp các loại cây tương ứng với từng nhóm cây (ưa sáng hoặc ưa bóng) rồi ghi kết quả vào cột trả lời:

Các nhóm cây

Trả lời

Các loại cây

1. Ưa sáng

2. Ưa bóng

1……..

2……..

  1. Cây xà cừ
  2. Cây lá lốt
  3. Cây bưởi
  4. Cây phi lao
  5. Cây ngô
  6. Cây dương xỉ

 

II. Tự luận:

 Câu 1 . Thế nào là cách li cá thể? Cho ví dụ. Ý nghĩa của sự cách li cá thể (ở các sinh vật cùng loài) là gì?

 Câu 2 . Môi trường là gì? Hãy sắp xếp tến các sinh vật: chim sẻ, sán lá gan, cá voi, chuột chũi, giun đất, cá chép, bọ chét, cá trắm, chuồn chuồn, bò, trâu vào đúng môi trường sống của chúng?

 Câu 3 . Trình bày đặc điểm của mối quan hệ đối địch khác loài? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 15 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

 Câu 1 . Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3.. trong các câu sau đây: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới…. (1)….. , hoạt động…. (2)….. của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C.Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng …..(3) …..nên có thể sống được ở… (4)…..  rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật…. (5)…. và sinh vật biến nhiệt.

 Câu 2 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Các nhân tố vô sinh là gì?

A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí

B. Địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc... và đất, đá, các thành phần cơ giới...

C. Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ...

D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Tại sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?

A. Cây trong rừng được ánh sáng chiếu vào phía trên nhiều hơn phía dưới

B. Lá cây ở phía dưới thiếu ánh sáng nên quang hợp kém, không đủ chất hữu cơ tích luỹ để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp.

C. Khả năng lấy nước cũng kém nên cành khô héo dần và sớm rụng

D.  Cả A, B và C đều đúng.

3. Địa y và cành cây cỏ quan hệ:

A. Cộng sinh               B. Cạnh tranh             

C. Kí sinh                    D.  Hội sinh

4. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là phương pháp:

A. Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ

B. Giao phổi giữa bố, mẹ với con cái của chúng

C. Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau

D.  Câu A và B đều đúng

5. Phép lai nào sau đây có ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 ?

A. AAbbCC × aaBBcc

B. AAbbCC × AaBBcc

C. AABbCC × AaBBcc                                       

D.  Aabbcc × aaBBCc

II. Tự luận:

 Câu 1 . Ọuần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Hãy nêu ví dụ minh hoạ.

 Câu 2. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

 Câu 3 . Hãy nêu khái niệm môi trường. Có mấy loại môi trường chủ yếu? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 16 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 


Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến +56°C, có nghĩa là:

A. Giới hạn dưới là +56°C và giới hạn trên là 0°C

B. Giới hạn dưới là 0°C và giới hạn trên là +56°C

C. Ở nhiệt độ - 56°C và + 65°C loài xương rồng sa mạc sẽ chết

D.  Câu B và C đều đung

2. Thành phần nhóm tuổi nào có ảnh hưởng quan trọng lên sự phát triển của quần thể sinh vật?

A. Quần thể trung bình   B. Quần thể quá trẻ

C. Quần thể trẻ              D. quần thể già

3. Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80. Đây là ví dụ của phương pháp tạo ưu thế lai nào sau đây ?

A. Lai kinh tế      B. Lai khác dòng

C. Lai khác t       D.  Cả A, B và C đều đúng

4. Nhân to nào không gây biển động số lượngcá thế trong quần thể?

A. khí hậu               B. Tỉ lệ đực cái

C. thành phần tuổi  D.  Sức sinh sản và tử vong

5. Ở động vật biến nhiệt, nếu nhiệt độ môi trường giảm thì số chu kỳ sống trong 1 năm của các sinh vật này thay đổi như thế nào ?

A. Tăng lên                B. giảm xuống

C. Không thay đổi       D.  Cả A, B, C đều sai

 Câu 2 . Sắp xếp các quan hệ giữa các sinh vật tương ứng với các mối quan hệ khác loài trong bảng dưới đây rồi ghi vào phần trả lời.

Các mối quan hệ khác loài

Trả lời

Các quan hệ giữa các sinh vật

1 . cộng sinh

2. Hội sinh

3. Cạnh tranh

4. Kí sinh

5. Sinh vật ăn sinh vật khác

 

1…………..

2………....

3…………

4………..

5………

a. Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm

b. Số lượng hươu, nai bị số lượng hổ cùng sống trong một khu rừng khác khống chế

c. Địa y sống bám trên cành cây

d. rận, bọ chét sống bám trên da bò

e. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu

g. Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ

h. Giun đũa sống trong ruột người

i. cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa

k. Cây nấp ẩm bất côn trùng

II. Tự luận:

 Câu 1 . Thế nào là một chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào?

 Câu 2 . Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?

 Câu 3 . Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 17 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Mối quan hệ mà một bên sinh vật có lợi, còn bên kia bị hại. Đây là mối quan hệ:

A. Hỗ trợ           B. Đối địch                 

C. Cạnh tranh    D.  Kí sinh

2. Nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ẩm áp để tránh mùa đông giá lạnh mà không bị lạc đường là nhờ chúng cỏ khả năng:

A. Nhận biết sự vật                                    B. Học tập

C. Định hướng trong không gian                  D.  Thích nghi với nhịp chiếu sáng

3. Những loài thú nào sau đáy hoạt động vào ban đêm?

A. Trâu, bò, dê         B. Chồn, cú, sóc                     

C. Bò, dê, cừu          D.  Ngựa, gà, chồn

4. Nhóm nhân tố sinh thái nào là nhân tổ sinh thái vô sinh?

A. Nhiệt độ, hoại sinh   B. Nhiệt độ, độ ẩm

C. Độ ẩm, cộng sinh    D.  Muối khoáng, kí sinh

5. Các hệ sinh thái nước đứng là hệ sinh thái nào sau đây?

A. Rừng đước, sú, vẹt     B. Sông, suối, thác....

C. Ao, hồ, đầm...             D.  Đảo san hô.

6. Trong quần xã rừng thông ôn đới, quần thể ưu thế là quần thể sinh vật nào sau đây?

A. Ọuần thể cây bụi nhỏ                              B. Quần thể thông

C. Quần thể cỏ                                            D.  Cả A, B và C đều đúng.

 Câu 2 . Sắp xếp các nhân tố sinh thái vào nhóm các nhân tổ sinh thái tương ứng rồi ghi kết quả vào cột trả lời:

Các nhóm nhân tố sinh thái

Trả lời

Các nhân t sinh thái

1. Nhóm nhân tô vô sinh

2. Nhóm nhân tố hữu sinh

1………

2………

  1. Vi sinh vật, nấm
  2. Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ,...)
  3. Động vật (động vật không xương sống, động vật có xương sống)

d. Thực vật

  1. Thổ nhưỡng
  2. Nước (mặn, ngọt, lợ….)
  3. Địa hình (cao, thấp, dốc...)

 

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Khái quát về sự phân chia các nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính ở các giai đoạn tuổi khác nhau ở người.

 Câu 2 . Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

 Câu 3 . Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của nước từ 5°C - 42°C và sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở 30°C.

Hãy gọi tến các giá trị nhiệt độ nêu trên về mặt sinh thái và khoảng 5°C - 42°C gọi là gì?

Qua đó, hãy nêu khái niệm về giới hạn sinh thái và khái quát quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia làm 2 nhóm động vật là:

A. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

B. Nhóm động vật kị sáng và nhóm động vật kị tối.

C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật kị tối

D.  Nhóm động vật ưa tối và nhóm động vật ưa bóng.

2. Quan hệ nào sau đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài?

A. Hổ đuổi bắt và ăn thịt nai

B. Cỏ dại và lúa tranh nhau nguồn khoáng và ánh sáng

C. Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y

D.  Giun đũa sống trong ruột người.

3. Yếu tố nào dưới đây được xem là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm

B. Con người và các dạng sinh vật khác

C. Chế độ khí hậu, nước và ánh sáng

D.  Ánh sáng và tất cả các sinh vật

4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về quần xã sinh vật?

A. Tập hợp các sinh vật cùng loài

B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài

C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài

D.  Tập hợp toàn bộ các loài sinh vật trong tự nhiên

5. Cá ép và rùa biên có moi quan hệ:

A. kí sinh                           

B. Cạnh tranh                                

C. Hội sinh                                    

D.  Cộng sinh

Câu 2 . Đánh dấu × vào ô □ chỉ câu đúng:

□ 1. Phi lao ở ven biển sống chụm thành nhóm có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước, hạn chế sức thổi của gió nên cây không bị đổ

□ 2. Chó sói sống thành bầy đàn giúp chúng tìm kiếm thức ăn nhiều hơn, phát hiện kẻ thù sớm hơn và tự vệ tốt hơn

□ 3. Khi số lượng cá thể quá đông thì có hiện tượng tách bầy làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể

II.  Tự luận:

Câu 1. Trình bày khái niệm về giới hạn sinh thái. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 . Dựa trên yếu tố nhiệt độ và độ ẩm, người ta phân chia các nhóm sinh vật như thế nào?

Câu 3 . Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau: khí hậu, kí sinh, cộng sinh, gỗ mục, thảm lá khô, sân băt động vật, độ trũng, chặt phá rừng, trồng cây, hái lượm, động vật, vi sinh vật theo từng nhóm nhân tố sinh thái.

- Nhóm nhân tố vô sinh: …………………

- Nhóm nhân tố con người: …………………

- Nhóm nhân tố các sinh vật khác: ……………

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 19 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Phần tư luận

Câu 1

Hoàn thành bảng sau về sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.

Nhân tố sinh thái

Nhóm thực vật

Nhóm động vật

Ánh sáng

 

 

Nhiệt độ

 

 

Độ ẩm

 

 

Câu 2 

Quần xã sinh vật là gì ? Quần xã sinh vật có những đặc điểm gì ?

II. Phần trắc nghiệm

Câu 1 

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Cây tơ hồng thuộc loại sinh vật nào ?

A. Kí sinh.                               B. Hội sinh,

C. Cộng sinh.                          D. Nửa kí sinh.

2. Nhân tố sinh thái là…….

A. Tất cả những yếu tố môi trường bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật.

B. Tất cả những yếu tố môi trường bao quanh sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật.

C. Tất cả những gì có trong tự nhiên.

D. Cả A và B.

3. Những kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường được ứng dụng trong các lĩnh vực nào sau đây?

A. Nâng cao năng suất vật nuôi và cây trổng

B. Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Cải tạo và bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật

D. Cả A, B và C

4. Vi khuẩn cố định đạm sống ở nốt sần của cây họ đậu là ví dụ về mối quan hệ nào ?

A. Kí sinh        B. Cộng sinh

C. Hội sinh      D. Cạnh tranh

Câu 2

Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau:

Có hiện tượng chim thú bảo vệ khu vực sống trong mùa sinh dục : chúng đã chiến đấu quyết liệt để chống lại sự xâm nhập của các cá thể khác cùng loài ; dạng quan hệ này được gọi là……(1)……Khi các loài khác nhau cùng có nhu cầu thức ăn, nơi ở nhưng những điều kiện đó không đáp ứng được thì giữa chúng nảy sinh sự……(2)…..

A. Cạnh tranh                    B. Đối địch

C. Cộng sinh                     D. Hỗ trợ

Câu 3 chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

Nãng suất cây trồng thường bị giảm sút do sự cạnh tranh của cỏ dại.

Rận sống bám trên da trâu và bò, chúng sống được nhờ hút máu của trâu và bò là quan hệ kí sinh.

3. bèo hoa râu cộng sinh  với vi khuẩn lam.

4. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa của thực vật là quan hệ đối địch.

 

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 20 - Học kì 2 - Sinh học 9

I. Phần tự luận 

Câu 1  hoàn thành bảng sau về ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng :

Tên cây

Đặc điểm hình thái

Ý nghĩa thích nghi

Ưa sáng

Thân cao, thẳng

 

Lá nhỏ xếp xiên, tán lá thưa

 

Màu lá nhạt

 

Mặt trên của lá có lớp cutin dày và bóng

 

Ưa bóng

Cây nhỏ

 

Lá to xếp xen kẽ nhau

 

Màu lá sẫm

 

Câu 2 

Quần xã và quần thể phân biệt  với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào ?

II. Phần trắc nghiệm 

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Giới hạn sinh thái là gì ?

A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối  với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối  với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối  với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được

D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối  với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào?

A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.

B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.

C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

3. Ảnh hưởng của ánh sáng đối  với hình thái thực vật như thế nào?

A. Chí biến đổi về hình thái.

B. Biến đổi về hình thái rõ hơn về sinh lí.

C. Biến đổi về sinh lí rõ hơn về hình thái.

D. Chỉ biến đổi về sinh lí.

4. Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm chịu bóng sống ở rừng ẩm là

A. Phiến lá mỏng, rộng bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.

B. Phiến lá dày, rộng bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.

C. Phiến lá mỏng, hẹp bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển

D. Phiến lá mỏng, rộng bản, màu xanh nhạt, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.

5. Điều nào sau đây không đúng  với vai trò của quan hệ hỗ trợ ?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

B. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.

D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

6. Ví dụ nào sau đây là quần thể ?

A. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

B. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đống bắc việt nam.

D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

7. Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối  với quần thể ?

A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.

B. Các cá thê trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định,

C. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

8. Tăng dân số quá nhanh không dẫn đến những trường hợp nào dưới đây ?

A. Năng suất lao động tăng.

B. Ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, chậm phát triển kinh tế.

C. Thiếu nơi ở; thiếu lương thực.

D. Thiếu trường học, bệnh viện.

9. Những đặc trưng có ảnh hưởng rất lởn tới chất lượng cuộc sống của con người các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là

A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tầng, giảm dân số.

B. Thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số.

C. Tỉ lệ giới tính, sự tảng, giảm dân số.

D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.

10. Những chỉ số thuộc về đặc điểm thành phần loài trong quần xã là

A. Loài đặc trưng, loài nguyên sinh.

B. Loài đặc trưng, loài ưu thế.

C. Loài ngụ cư, loài ưu thế.

D. Loài đặc trưng, loài ngụ cư.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”