Đề bài
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gầy tiếng nổ mạnh.
Đề bài
Phát biểu không đúng là :
A. Hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt.
D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Đề bài
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì
A. hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.
B. phản ứng này toả nhiều nhiệt
C. thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.
D. hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.
Đề bài
Có các khí: SO2, O2, N2, CO2, CH4
a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần ?
b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
Đề bài
Có một hồn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 g hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng.
Đề bài
Người ta dùng khí hiđro hoặc khí cacbon oxit để khử sắt (III) oxit thành sắt. Để điều chế 35 g sắt, thể tích khí hiđro và thể tích khí cacbon oxit lần lượt là (các khí đo ở đktc)
A. 42 lít và 21 lít. B. 42 lít và 42 lít.
C. 10,5 lít và 21 lít. D. 21 lít và 21 lít.
Đề bài
Có 4 bình đựng riêng các khí sau : không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ ? Giải thích và viết các phương trình hoá học (nếu có )