Bếp lửa

Câu 1

Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.


Trả lời

- Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ.

- Bố cục (4 phần)

+ Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

+ Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

+ Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.

Câu 2:Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?

Trả lời 

- Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỷ niệm đã được gợi lại:

+ Nạn đói năm cháu lên 4 tuổi.

+ Tám năm cháu sống cùng bà khi cha mẹ bận công tác.

+  Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác.

- Bài thơ đan xen giữa kể và tả sinh động: tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà…

-> Tác dụng: thể hiện tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu đối với bà.

Câu 3:Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa"?

Trả lời 

- Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài thơ.

- HÌnh ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm, tình yêu thương. Khi nhóm bếp lửa lên, tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu.

Câu 4:Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Trả lời 

- Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”: Vì bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.

- Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng: đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng.

- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Câu 5:

Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác

Trả lời 

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng.

- Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.

- Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”