Câu 1 (1 điểm): Cho 2 công thức cấu tạo: (1) CH3 – CH2 – O – H, (2) CH3 – O – CH3.
Điểm khác nhau giữa hai công thức (1) và (2) là
A.thành phần nguyên tố.
B.số lượng nguyên tử trong mỗi phân tử.
C.hóa trị của oxi.
D.trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
Câu 2 (1 điểm): Ở điều kiện thường rượu etylic (etanol) là một chất
A.khí, tan được trong benzen.
B.lỏng, tan vô hạn trong nước, nhẹ hơn nước.
C.rắn, dễ nóng chảy
D.lỏng, nhẹ hơn nước, không hòa tan được iot.
Câu 3 (2 điểm): Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với natri?
(1)CH3 – CH2 – OH, (2) CH3 – O – CH3, (3) C6H6, (4) CH3 – CH3
A.(1), (2) B.(1), (4)
C.(3), (4) D.(1).
Câu 4 (1 điểm): Độ rượu là
A.số ml rượu có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
B.số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
C.số ml rượu etylic có trong 100ml nước.
D.số gam rượu etylic có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 5 (1 điểm): Có 3 bình đựng 3 chất lỏng: benzen, etanol, nước cất. Để nhận ra được từng chất ta có thể dùng
A.natri B.nhôm
C.giấy đo độ pH D.đồng
Câu 6 (1 điểm): Số chất có cùng công thức phân tử C3H8O tác dụng được với natri là:
A.1 B.2
C.3 D.4
Câu 7 (1 điểm): Số nguyên tử H tối đa có thể bị natri đẩy ra từ phân tử C2H6O là:
A.6 B.5
C.1 D.0
Câu 8 (2 điểm): Thể tích không khí tối thiểu để đốt cháy hết 2,3 gam etanol (đktc, trong không khí oxi chiếm 20% theo thể tích, H = 1, C = 12, O = 16, Mkk = 29) là
A.16,8 lít B.5,6 lít
C.1,008 lít D.7,84 lít