Câu 1: Trong 64 bộ mã di truyền, có 3 bộ ba không tham gia mã hóa các axit amin. Đó là các bộ ba?
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG
C. UUG, UAA, UGA
D. UAG, UAA, UGA
Câu 2: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN
A. Restrictaza B. ADN polimeraza
C. ARN polimeraza D. Ligaza
Câu 3: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin.
C. Trong quá trình dịch mã, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 3’ à 5’.
D. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã.
Câu 4: Khi nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B. Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D. Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
Câu 5: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến lệch bội.
C. Chuyển đoạn nhỏ.
D.Mất đoạn nhỏ.
Câu 6: : Trường hợp đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
A. Thay 2 cặp G – X bằng 3 cặp A – T
B. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác cùng loại
C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. dịch mã.
C. sau dịch mã.
D.sau phiên mã.
Câu 8: Vùng điều hoà của gene cấu trúc nằm ở vị trí nào của gene?
A. Đầu 5’ mạch mã gốc
B. Đầu 3’ mạch mã gốc
C. Nằm ở giữa gene
D. Nằm ở cuối gene
Câu 9: Vì sao 1 acid amine được mã hóa bằng nhiều bộ ba?
A. Vì mã di truyền mang tính thoái hóa
B. Vì số acid amine ít hơn số bộ ba
C. Vì số acid amine nhiều hơn số bộ ba
D. Vì mã di truyền mang tính thống nhất
Câu 10: Một gene có chiều dài 10200Ao, số lượng A chiếm 20%. Liên kết hydro của gene là
A. 7200
B. 600
C. 7800
D. 3600
Câu 11: Một gene có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide nói trên bằng:
A. A = T = 380, G = X = 520
B. A = T = 520, G = X = 380
C. A = T = 360, G = X = 540
D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 12: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nucleotide loại G của phân tử ADN này là
A. 10% B. 40%
C. 20% D. 25%
Câu 13: Một gene tự nhân đôi 3 lần được môi trường cung cấp số Nu tự do là 12600. Chiều dài của gene này theo micromet là:
A. 0,204µm B. 0,306µm
C. 0,408µm D. 0,510µm
Câu 14: Gene của sinh vật nào dưới đây vùng mã hoá không phân mảnh?
A. Ruồi giấm B. Thỏ
C. Đậu Hà lan D. Vi khuẩn lam
Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn.
C. mất đoạn. D. lặp đoạn.