Câu 1: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là:
A. 2n = 22 B. 2n = 46
C. 2n = 42 D. 2n = 24
Câu 2: Thể đa bội lẻ:
A. có tế bào mang bộ NST 2n + 1 B. có hàm lượng ADN tăng gấp 2 lần so với thể lưỡng bội. C. có bộ NST là một số lẻ D. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 3: Bộ NST lưỡng bội của mận 2n = 48. Trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. ĐB trên là:
A. đột biến lệch bội B. đột biến tự đa bội C. đột biến dị đa bội D. thể một
Câu 4: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
Câu 5: Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gene phân bố theo trình tự sau:
Nòi 1: ABCGFEDHI Nòi 2: ABHIFGCDE Nòi 3: ABCGFIHDE
Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do ĐB đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên?
A. 1 \(\to\) 2 \(\to\) 3
B. 1 \(\to\) 3 \(\to\) 2
C. 2 \(\to\) 1 \(\to\) 3
D. 3 \(\to\) 1 \(\to\) 2C
Câu 6: : Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể một kép?
A. 12
B. 24
C. 66
D. 132
Câu 7: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng ĐB cấu trúc NST nào?
(1): ABCD.EFGH à ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH à AD.EFGBCH
A. (1): chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một NST.
B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 8: Hậu quả di truyền của ĐB mất đoạn NST là:
A. Cơ thể chết ngay giai đoạn hợp tử.
B. Gây chết hoặc giảm sức sống.
C. Một số tính trạng bị mất đi.
D. Ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là:
A. Các NST đều ở trạng thái đơn
B. Sự phân li các NST về 2 cực tế bào
C. Các NST đều ở trạng thái kép
D. Sự dãn xoắn của các NST
Câu 10: Ở một cơ thể xét 3 cặp gene được kí hiệu AaBbDd. Cơ thể sẽ cho các loại giao tử với kí hiệu:
A. AAA, aaa, BBB, bbb, DDD, ddd
B. ABD, AbD, aBD, ABd, Abd, aBd, abD, abd
C. AA, BB, DD, aa, bb, dd
D. ABD, AbD, aBD, abD, abd
Câu 11: Từ 20 tế bào sinh trứng qua giảm phân sẽ cho
A. 40 thể định hướng và 40 trứng
B. 20 trứng và 20 thể định hướng
C. 80 trứng
D. 20 trứng và 60 thể định hướng.
Câu 12: Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng số lượng gene trên NST là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.
B. đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.
D. lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 13: Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp các gene như sau: ABCDEFGH. ĐB làm cho các gene trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. đột biến trên là dạng đột biến:
A. lặp đoạn
B. chuyển đoạn
C. mất đoạn
D. đảo đoạn
Câu 14: Dạng ĐB NST nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 15: Thể đột biến chỉ tìm thấy ở nữ và không tìm thấy ở nam là:
A. bệnh bạch tạng
B. hội chứng Klaiphento
C. hội chứng Tớcnơ
D. bệnh bạch cầu ác tính