Câu 1: Trong 64 bộ mã di truyền, có 3 bộ ba không tham gia mã hóa các axit amin. Đó là các bộ ba?
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG
C. UUG, UAA, UGA
D. UAG, UAA, UGA
Câu 2: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN
A. Restrictaza B. ADN polimeraza
C. ARN polimeraza D. Ligaza
Câu 3: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin.
C. Trong quá trình dịch mã, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 3’ à 5’.
D. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã.
Câu 4: Khi nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B. Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D. Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
Câu 5: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến lệch bội.
C. Chuyển đoạn nhỏ.
D.Mất đoạn nhỏ.
Câu 6: : Trường hợp đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
A. Thay 2 cặp G – X bằng 3 cặp A – T
B. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác cùng loại
C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. dịch mã.
C. sau dịch mã.
D.sau phiên mã.
Câu 8: Vùng điều hoà của gene cấu trúc nằm ở vị trí nào của gene?
A. Đầu 5’ mạch mã gốc
B. Đầu 3’ mạch mã gốc
C. Nằm ở giữa gene
D. Nằm ở cuối gene
Câu 9: Vì sao 1 acid amine được mã hóa bằng nhiều bộ ba?
A. Vì mã di truyền mang tính thoái hóa
B. Vì số acid amine ít hơn số bộ ba
C. Vì số acid amine nhiều hơn số bộ ba
D. Vì mã di truyền mang tính thống nhất
Câu 10: Một gene có chiều dài 10200Ao, số lượng A chiếm 20%. Liên kết hydro của gene là
A. 7200
B. 600
C. 7800
D. 3600
Câu 11: Một gene có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide nói trên bằng:
A. A = T = 380, G = X = 520
B. A = T = 520, G = X = 380
C. A = T = 360, G = X = 540
D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 12: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nucleotide loại G của phân tử ADN này là
A. 10% B. 40%
C. 20% D. 25%
Câu 13: Một gene tự nhân đôi 3 lần được môi trường cung cấp số Nu tự do là 12600. Chiều dài của gene này theo micromet là:
A. 0,204µm B. 0,306µm
C. 0,408µm D. 0,510µm
Câu 14: Gene của sinh vật nào dưới đây vùng mã hoá không phân mảnh?
A. Ruồi giấm B. Thỏ
C. Đậu Hà lan D. Vi khuẩn lam
Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn.
C. mất đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 1: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là:
A. 2n = 22 B. 2n = 46
C. 2n = 42 D. 2n = 24
Câu 2: Thể đa bội lẻ:
A. có tế bào mang bộ NST 2n + 1 B. có hàm lượng ADN tăng gấp 2 lần so với thể lưỡng bội. C. có bộ NST là một số lẻ D. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 3: Bộ NST lưỡng bội của mận 2n = 48. Trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. ĐB trên là:
A. đột biến lệch bội B. đột biến tự đa bội C. đột biến dị đa bội D. thể một
Câu 4: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
Câu 5: Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gene phân bố theo trình tự sau:
Nòi 1: ABCGFEDHI Nòi 2: ABHIFGCDE Nòi 3: ABCGFIHDE
Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do ĐB đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên?
A. 1 \(\to\) 2 \(\to\) 3
B. 1 \(\to\) 3 \(\to\) 2
C. 2 \(\to\) 1 \(\to\) 3
D. 3 \(\to\) 1 \(\to\) 2C
Câu 6: : Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể một kép?
A. 12
B. 24
C. 66
D. 132
Câu 7: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng ĐB cấu trúc NST nào?
(1): ABCD.EFGH à ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH à AD.EFGBCH
A. (1): chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một NST.
B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 8: Hậu quả di truyền của ĐB mất đoạn NST là:
A. Cơ thể chết ngay giai đoạn hợp tử.
B. Gây chết hoặc giảm sức sống.
C. Một số tính trạng bị mất đi.
D. Ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là:
A. Các NST đều ở trạng thái đơn
B. Sự phân li các NST về 2 cực tế bào
C. Các NST đều ở trạng thái kép
D. Sự dãn xoắn của các NST
Câu 10: Ở một cơ thể xét 3 cặp gene được kí hiệu AaBbDd. Cơ thể sẽ cho các loại giao tử với kí hiệu:
A. AAA, aaa, BBB, bbb, DDD, ddd
B. ABD, AbD, aBD, ABd, Abd, aBd, abD, abd
C. AA, BB, DD, aa, bb, dd
D. ABD, AbD, aBD, abD, abd
Câu 11: Từ 20 tế bào sinh trứng qua giảm phân sẽ cho
A. 40 thể định hướng và 40 trứng
B. 20 trứng và 20 thể định hướng
C. 80 trứng
D. 20 trứng và 60 thể định hướng.
Câu 12: Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng số lượng gene trên NST là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.
B. đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.
D. lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 13: Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp các gene như sau: ABCDEFGH. ĐB làm cho các gene trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. đột biến trên là dạng đột biến:
A. lặp đoạn
B. chuyển đoạn
C. mất đoạn
D. đảo đoạn
Câu 14: Dạng ĐB NST nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 15: Thể đột biến chỉ tìm thấy ở nữ và không tìm thấy ở nam là:
A. bệnh bạch tạng
B. hội chứng Klaiphento
C. hội chứng Tớcnơ
D. bệnh bạch cầu ác tính
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 4
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Đột biến gen là:
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn AND xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND.
B. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND.
C. những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra do mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST.
D. những biến đổi trong cấu trúc AND liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST.
Câu 2: Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản AND bị mất một cặp nucleotit.
2. Gen tạo ra sau tái bản AND bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin
6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin
Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen
A. 1 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 3: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hidro trong gen?
A. Thay cặp nucleotit A – T bằng cặp G – X.
B. Thêm một cặp nucleotit.
C. Thay cặp nucleotit A – T bằng cặp T – A.
D. Mất một cặp nucleotit.
Câu 4: Thể đột biến là?
A. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.
B. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.
C. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn.
D. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 5: Hóa chất 5BU thường gây đột biến
A. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
B. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
C. Thêm một cặp A – T.
D. Thêm một cặp G – X.
Câu 6 : Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì đột biến đó :
A. Có hại cho thể đột biến
B. Không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C. Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
D. Có lợi cho thể đột biến.
Câu 7: Một đoạn mạch gốc của gene có trình tự các mã bộ 3 như sau: .......AGG TAX GXX AGX AXT XXX.......... Một đột biến làm thay cặp nu thứ 14 bằng cặp T = A (X thay bằng T) sẽ làm cho:
A. acid amine tương ứng ở bộ 3 này bị thay đổi bởi 1 acid amine khác.
B. quá trình giải mã bị gián đoạn.
C. không làm thay đổi trình tự của các acid amine trong chuỗi polypeptide.
D. quá trình tổng hợp protein sẽ bắt đầu từ bộ 3 này.
Câu 8: Gen B có 390G và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Tính số nucleotit mỗi loại của gen b?
A. A = T = 249; G = X = 391.
B. A = T = 391; G = X = 249 .
C. A = T = 40; G = X = 250.
D. A = T = 250; G = X = 40.
Câu 9: Một gen dài 4080A0, có số nucleotit loại A bằng 1,5 lần nucleotit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lại 640 nucleotit loại A và 2240 liên kết hidro. Số nucleotit loại G bị mất đi do đột biến là?
A. 120
B. 160
C. 320
D. 200
Câu 10: Một gen có 1200 nucleotit và 30% Adenin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2Ao và kém 7 liên kết hidro. Số nucleotit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:
A. A = T = 1432; G = X = 956.
B. A = T = 1080; G = X = 720.
C. A = T = 1440; G = X = 960.
D. A = T = 1074; G = X = 717.
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 5
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?
A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào
B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3’ của mạch gốc ADN
C. Các vùng trên gene vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay
D. Các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-U; G-X
Câu 2: Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. đều có sự xúc tác của ADN polymerase.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D. trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện được nhiều lần.
Câu 3: Gene của sinh vật nào dưới đây vùng mã hoá không phân mảnh?
A. Ruồi giấm
B. Cừu
C. Đậu Hà lan
D. Vi khuẩn lam
Câu 4: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3'AGU5'
B. 3'UAG5'
C. 3'UGA5'
D. 5'AUG3'
Câu 5: Trong quá trình phiên mã, ARN - polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng khởi động.
B. Vùng mã hóa.
C. Vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành.
Câu 6 : Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở ?
A. Nhân con.
B. Tế bào chất.
C. Nhân.
D. Màng nhân.
Câu 7: Thông tin di truyền trong ADN đươc hiểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. Nhân đôi ADN và dịch mã .
B. Nhân đôi ADN và phiên mã.
C. Phiên mã và dịch mã.
D. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ARN?
A. Tất vả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới riboxom.
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của AND.
D. trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 9: Trong bảng mã di truyền, axit amin Valin được mã hóa bởi 4 bộ ba là do tính
A. Đặc trưng của mã di truyền.
B. Đặc hiệu của mã di truyền.
C. Phổ biến của mã di truyền.
D. Thoái hóa của mã di truyền.
Câu 10: Intron là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.
B. Đoạn gen không có khả năng mã hóa các axit amin.
C. Đoạn gen mã hoá các axit amin.
D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.
Câu 11: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. Tổng hợp AND, dịch mã.
B. Tự sao, tổng hợp ARN.
C. Tổng hợp AND, mARN.
D. Tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
Câu 12: Đơn vị mã hóa cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là:
A. anticodon.
B. codon.
C. triplet.
D. axit amin.
Câu 13: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:
A. Hai axit amin kế nhau.
B. Axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
C. Axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
D. Hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 14: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nucleotit các loại: A = 400, U = 360, G = 240, X = 480. Số lượng nucleotit từng loại của gen là
A. A = T = 380; G = X = 360.
B. A = T = 360; G = X = 380.
C. A = 180; T = 200; G = 240; X = 360.
D. A = 200; T = 180; G = 120; X = 240.
Câu 15: Một gen ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Số lượng nucleotit từng loại của gen trên là
A. A = T = 270; G = X = 630.
B. A = T = 630; G = X = 270.
C. A = T = 270; G = X = 627.
D. A = T = 627; G = X = 270.
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 6
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Gene cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. Phân mảnh
B. Vùng mã hoá không liên tục
C. Không phân mảnh
D. Không mã hoá acid amin mở đầu
Câu 2: Nhóm codon nào không mã hoá các acid amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Protein? A. UAG,UGA,AUA
B. UAA,UAG,AUG
C. UAG,UGA,UAA
D. UAG,GAU,UUA
Câu 3: Từ 3 loại nu khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 27
B.48
C. 16
D. 9
Câu 4: Gene là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho:
A. sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc
B. sản phẩm tạo nên thành phần chức năng
C. kiểm soát hoạt động của các gene khác
D. sản phẩm nhất định (chuổi polypeptid hoặc ARN)
Câu 5: Bản chất của mã di truyền là:
A. một bộ ba mã hoá cho một acid amine.
B. 3 nucleotide liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một acid amine.
C. trình tự sắp xếp các nuleotide trong gene quy định trình tự sắp xếp các acid amine trong protein.
D. các acid amine đựơc mã hoá trong gene.
Câu 6: Phân tích thành phần hóa học của một acid nucleic cho thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Acid nucleic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn.
B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép.
D. ARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 7: Trên một mạch của gene có 150 A và 120 T và gene có 20% G. Số lượng từng loại nucleotide của gene là:
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 8: Một gene có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gene có A + T = 600 nucleotide. Số nucleotide mỗi loại của gene trên là:
A. A = T = 1200; G = X = 300
B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = 300; G = X = 1200
D. A = T = 900; G = X = 600
Câu 9: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotide là (A+G)/(T+X) = 1/2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 0,2
B. 2,0
C. 0,5
D. 5,0
Câu 10: Một gene ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotide loại guanin. Mạch 1 của gene có số nucleotide loại adenine chiếm 30% và số nucleotide loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotide của mạch. Số nucleotide mỗi loại ở mạch 1 của gene này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 7
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1 : Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S. B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O, P. D. C, H, O, N, P, S.
Câu 2: Thông tin di truyền trong ADN đươc hiểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. Nhân đôi ADN và dịch mã
B. Nhân đôi ADN và phiên mã.
C. Phiên mã và dịch mã.
D. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 3: Đơn vị mã hóa cho thông tin di truyền trên ADN được gọi là:
A. anticodon.
B. codon.
C. triplet.
D. axit amin.
Câu 4: Đơn vị mã hóa cho thông tin di truyền trên tARN được gọi là:
A. anticodon. B. codon.
C. triplet. D. axit amin.
Câu 5: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về:
1. Chiều tổng hợp
2. Các enzyme tham gia
3. Thành phần tham gia
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi
5. Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là:
A. 1, 2 B. 2, 3 ,4
C. 2, 4 D. 2, 3, 5
Câu 6: Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung
B. Gồm nhiều đơn vị nhân đôi
C. Xảy ra ở kì trung gian giữa các lần phân bào
D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc hình chữ Y
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligase có vai trò
A. tổng hợp và kéo dài mạch mới
B. tháo xoắn phân tử ADN
C. nối các đoạn Okazaki với nhau
D. tách hai mạch đơn của phân tử AND
Câu 8: Khi gene thực hiện 5 lần nhân đôi, số gene con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
A. 31 B. 30.
C. 32. E. 64.
Câu 9: Có một phân tử ADN thực hiện nhân đôi một số lần tạo ra 62 phân tử ADN với nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường. Số lần tự nhân đôi của phân tử ADN trên là
A. 6 B. 4
C. 7 D. 5
Câu 10: Vì sao 1 acid amine được mã hóa bằng nhiều bộ ba?
A. Vì mã di truyền mang tính thoái hóa
B. Vì số acid amine ít hơn số bộ ba
C. Vì số acid amine nhiều hơn số bộ ba
D. Vì mã di truyền mang tính thống nhất
Câu 11: Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các acid amin?
A. 60 B. 61
C. 63 D. 64
Câu 12: Tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng về:
A. tính thống nhất của sinh giới
B. tính đặc hiệu của thông tin di truyền đối với loài
C. nguồn gốc chung của sinh giới
D. sự tiến hóa liên tục
Câu 13: Một gene có chiều dài 4080Ao và 3300 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide của gene là:
A. A = T = 300; G = X = 900
B. A = T = 900; G = X = 300
C. A = T = 400; G = X = 800
D. A = T = 800; G = X = 400
Câu 14: Một gene có chiều dài 10200Ao, số lượng A chiếm 30%. Liên kết hydro của gene là
A. 7200 B. 600
C. 7800 D. 3600
Câu 15: Trên một mạch của gene có 25% G và 35% X. Chiều dài của gene bằng 0,51 micromet. Số lượng từng loại nucleotide của gene là:
A. A=T=900; G=X=600
B. A=T=600; G=X=900
C. A=T=270; G=X=630
D. A=T=630; G=X=270
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 8
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Một gene tự nhân đôi 3 lần được môi trường cung cấp số Nu tự do là 16800. Chiều dài của gene này theo micromet là:
A. 0,204µm B. 0,306µm C. 0,408µm D. 0,510µm
Câu 2: Một gene có 150 chu kỳ xoắn. Trên một mạch của gene có số nu loại T chiếm tỷ lệ 20% so với số nu của mạch. Gene phiên mã 3 lần môi trường nội bào cung cấp 1800 nu loại A. Tỷ lệ phần trăm số nu loại A ở mạch mã gốc của gene trên là:
A. 20% B. 30% C. 40% D. 15%
Câu 3: Một tế bào chứa chứa gene A và B. Tổng số nu của 2 gene trong tế bào là 4500. Khi gene A tái bản 1 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nu bằng 2/3 số nu cần cho gene B tái bản 2 lần. Chiều dài của gene A và gene B là :
A. LA = 4080A0, LB = 1780A0 B. LA = 4080A0, LB = 2040A0
C. LA = 3060A0, LB = 4590A0 D. LA = 5100A0, LB = 2550A0
Câu 4: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 5: Trong một phân tử ADN có khối lượng phân tử là 7,2.105 đvC, có A1 + A2 = 60%. Nếu đoạn ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần thì tổng số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình trên là
A. 89280 B. 98280 C. 89820 D. 98820
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 9
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Một gene ở vi khuẩn E. coli có 2300 nucleotide và có số nucleotide loại X chiếm 22% tổng số nucleotide của gene. Số nucleotide loại T của gene là
A. 480 B. 322 C. 644 D. 506
Câu 2: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polynu mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 3: Gene có chiều dài 2193A0, quá trình tự nhân đôi của gene đã tạo ra 64 mạch đơn, trong các gene con, có chứa 8256 nu loại T. Thì số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình trên là:
A. ATD = TTD = 2399, XTD = GTD = 35996 B. ATD = TTD =7998, XTD = GTD = 11997
C. ATD = TTD = 16245, XTD = GTD = 24381 D. ATD = TTD = 8256, XTD = GTD = 32379
Câu 4: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32. B. 8. C. 16. D. 30.
Câu 5: Một tế bào chứa 2 gene đều có chiều dài bằng nhau là gene A và gene B. Gene A chứa 1500 nu. Tế bào chứa hai gene nói trên nguyên phân liên tiếp 4 lần. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hydro của các gene B là 33600. Số nu tự do từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gene B:
A. Amt = Tmt = 9000, Gmt = Xmt =2250. B. Amt = Tmt = 2250, Gmt = Xmt = 9000
C. Amt = Tmt = 9600, Gmt = Xmt =2400. D. Amt = Tmt = 2400, Gmt = Xmt = 9600
KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 10
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Một gene có 120 chu kỳ xoắn, A = 3/2G. ĐB làm cho gene ĐB ngắn hơn gene ban đầu 10,2 Ao và có số liên kết hidro là 2874. ĐB thuộc dạng:
A. mất 2 cặp G – X, 1 cặp A- T B. mất 2 cặp A – T, 1 cặp G - X
C. mất 3 cặp A - T D. mất 3 cặp G – X
Câu 2: Một gene có G = 480 nu và có 2880 liên kết hydro. Gene ĐB hơn gene bình thường một liên kết hydro nhưng hai gene có chiều dài bằng nhau. Số nu từng loại trong gene ĐB là:
A. A = T = 719; G = X = 481 B. A = T = 619; G = X = 481
C. A = T = 719; G = X = 581 D. A = T = 619; G = X = 581
Câu 3: Một gene dài 3060 Ao, trên mạch gốc của gene có 100 adenin và 250 thymin. Gene đó bị ĐB mất một cặp G - X thì số liên kết hydro của gene ĐB sẽ bằng :
A. 2344 B. 2345 C. 2347 D. 2348
Câu 4: Gene A bị ĐB thành gene a. Khi cặp gene này tự sao 4 lần số nu cung cấp cho gene a kém A là 90. Đây là dạng ĐB
A. mất 15 cặp nu B. mất 6 cặp nu C. mất 15 nu D. mất 3 cặp nu
Câu 5: Gene A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nucleotide loại timin nhiều gấp 2 lần số nucleotide loại guanin. Gene A bị đột biến điểm thành allele a. Allele a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nucleotide của allele a là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 800; G = X = 399. D. A = T = 799; G = X = 400.