Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

A.  Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

B.  Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

C.  Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

D.  Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Câu 2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A. Tế bào lông hút

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào biểu bì

D. Tế bào vỏ.

Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?

A.  Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

B.  Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.

C.  Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

D. Cả A,B,C.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

B.  Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

C.  Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

D.  Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.

Câu 5: Cứ hấpthụ 1000gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:

A. 60 gam nước.

B. 90 gam nước.

C. 10 gam nước.

D. 30 gam nước.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 7: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A.  Khi cây ở ngoài ánh sáng

B.  Khi cây thiếu nước.

C.  Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

D.  Khi cây ở trong bóng râm

Câu 8: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:

A.  Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

B.  Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

C.  Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.

D.  Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.

Câu 9: Nhiệt độ có ảnh hưởng:

A. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.

B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ.

C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.

D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.

Câu 10: Vai trò của sắt đối với thực vật là:

A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.

B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)

C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nởhoà, đậu quả, phát triển rễ.

D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Câu 11: Những cây thuộc nhóm C3 là:

A. Rau dền, kê, các loại rau.

B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. Lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 12: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?

A. Ở chất nền.

B. Ở màng trong. 

C. Ở màng ngoài.

D. Ở tilacôit.

Câu 13: Năng suất sinh học là:

A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

 C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 14: Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là:

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

B.  Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Thành phần của thành tế bào,màng tế bào,hoạt hoá enzim.

D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Câu 15: Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Lời giải

1

2

3

4

5

B

B

C

B

C

6

7

8

9

10

D A A C A
11 12 13 14 15
D D D D A