Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 2: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam
nước?
a/ Từ 100 gam đến 400 gam.
b/ Từ 600 gam đến 1000 gam.
c/ Từ 200 gam đến 600 gam.
d/ Từ 400 gam đến 800 gam.
Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 4: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
b/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
a/Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
b/Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
c/Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
d/Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 6: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 7: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 8: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ
yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
a/ Độ ẩm đất và không khí.
b/ Nhiệt độ.
c/ Anh sáng.
d/ Dinh dưỡng khoáng.
Câu 9: Tác dụng chính của kỹ thuật nhỗ cây con đem cấy là gì?
a/ Bố trí thời gian thích hợp để cấy.
b/ Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
c/ Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
d/ Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước
va muối khoáng cho cây.
Câu 10: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng:
a/ Tạo cho các ion đi vào khí khổng.
b/ Kích thích cac bơm ion hoạt động.
c/ Làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng.
d/ Làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.
Câu 11: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.
d/ Tất cả các biện pháp trên.
Câu 12: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là:
a/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
b/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
c/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
d/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 13: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là:
a/ Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
b/ Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
c/ Lá nhỏ có màu vàng.
d/ Lá non có màu lục đậm không bình thường.
Câu 14: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt
phần lớn các chất?
a/ 7 – 7,5
b/ 6 – 6,5
c/ 5 – 5,5
d/ 4 – 4,5.
Câu 15: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
a/ Có các lực khử mạnh.
b. Được cung cấp ATP.
c/ Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
d/ Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.